20 năm chuẩn bị chuyến bay thẳng đầu tiên Việt - Mỹ

Tổ bay của cơ trưởng Nguyễn Hồng Lĩnh lên đường thực hiện chuyến bay đặc biệt.
Tổ bay của cơ trưởng Nguyễn Hồng Lĩnh lên đường thực hiện chuyến bay đặc biệt.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines đã thực hiện thành công chuyến bay thẳng thương mại thường lệ đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vào cuối tháng 11/2021 sau 20 năm chuẩn bị. Những chuyến bay thẳng này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa giao thương giữa hai nước.

Chuyến bay lịch sử

Sau chuyến bay thẳng đầu tiên thành công, trên màn hình LED tại Quảng trường Thời đại ở trung tâm TP New York (Mỹ) – địa điểm được coi là giao lộ của thế giới đã xuất hiện những hình ảnh lộng lẫy, đầy màu sắc và ánh sáng của Vietnam Airlines cũng như hình ảnh nhiều địa danh nổi tiếng khác của Việt Nam. Thông tin về đường bay thường lệ giữa Việt Nam và Mỹ cũng được giới thiệu tới đông đảo người xem có mặt tại quảng trường.

Có thể nói, để chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên mang ý nghĩa lịch sử này, Vietnam Airlines đã kỳ công, tỷ mẩn trong công tác tổ chức, mang đến cho hành khách một chuyến bay đặc biệt và đẳng cấp, tạo ấn tượng mạnh trong dân chúng.

Hiện Mỹ là một trong những nước có số lượng Việt kiều và du học sinh Việt Nam lớn nhất thế giới. Thị trường hàng không Việt - Mỹ ước đạt 1,4 triệu lượt khách vào năm 2019, tăng trưởng trung bình 8%/năm giai đoạn 2017-2019. Đây là thị trường có dung lượng đến Việt Nam lớn thứ 10 và thị trường lớn nhất chưa có đường bay thẳng đến Việt Nam trước đó.

Chuyến bay lịch sử này cũng tạo nên những “kỷ lục” thông tiền thoáng hậu mà không chuyến bay nào có được trong lịch sử ngành hàng không Việt Nam. Về công tác chuẩn bị, theo ông Lê Hồng Hà – Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, đơn vị này có hơn 20 năm chuẩn bị. Bắt đầu từ năm 2001, Vietnam Airlines đã thành lập văn phòng đại diện tại San Francisco, “nhắm” đích bay thẳng đến thị trường Mỹ. Tuy nhiên, quốc gia này yêu cầu về an toàn kỹ thuật và an ninh hàng không khắt khe bậc nhất thế giới, mức độ cạnh tranh giữa các hãng trên thị trường rất khốc liệt nên việc bay thẳng Mỹ sau hơn 20 năm mới thành hiện thực.

Cũng theo ông Hà, dịch bệnh COVID-19 là yếu tố quan trọng, tác nhân chính để Vietnam Airlines đặt quyết tâm chinh phục thị trường Mỹ trong năm 2021. CEO này chia sẻ, dịch bệnh khiến nhiều DN rơi vào khủng hoảng, các hãng hàng không toàn cầu phải tự thay đổi để thích nghi. Vietnam Airlines cũng phải gồng lên, sáng tạo, xoay xở. Lãnh đạo Vietnam Airlines thấy rằng trong nguy có cơ, việc bay thẳng Mỹ chính là một cơ hội lớn lúc này. Thế là kế hoạch bay Mỹ được Vietnam Airlines đẩy lên sớm hơn so với dự định.

Tổng Giám đốc Vietnam Airlines chia sẻ, gần 2 năm ảnh hưởng do đại dịch, thị trường quốc tế sụt giảm rất mạnh, nguồn lực máy bay thân rộng dư thừa, xử lý bán và cho thuê đều gặp khó khăn. Tài sản lớn nhất của một hãng hàng không là đội bay nhưng phải đậu dưới đất mãi thì không thể có dòng tiền.

“Chúng tôi phải tìm mọi cơ hội để cất cánh. Việc mở thêm đường bay Mỹ sẽ giúp Vietnam Airlines tăng thêm doanh thu, giảm thiệt hại tài chính do dưa thừa nguồn lực, đồng thời đáp ứng được nhiệm vụ chính trị thiết lập cầu nối giao thông và tạo tiền đề c ho sự phát triển khi thị trường phục hồi sau COVID-19” - ông Hà nhớ lại.

Sau nhiều nỗ lực, đầu tháng 11/2021, Vietnam Airlines được Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cấp chứng chỉ vận chuyển hành khách, hàng hóa thường lệ đến Mỹ. Ngay sau đó, Vietnam Airlines đặt quyết tâm thực hiện chuyến bay thẳng đầu tiên đến Mỹ vào cuối tháng 11/2021. Công tác bán vé, rà soát các vấn đề an ninh, công tác chuẩn bị hậu cần được Vietnam Airlines thực hiện một cách khẩn trương.

Đến 20h57 ngày 28/11/2021, chuyến bay VN98 khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất và hạ cánh tại sân bay San Francisco lúc 19h42 ngày 28/11/2021 (giờ địa phương, tức 10h42 sáng ngày 29/11/2021 giờ Việt Nam). Tổng thời gian bay thẳng từ TP Hồ Chí Minh đến San Francisco là 13 tiếng 45 phút.

Ẩm thực riêng đặc biệt cho đường bay

Ẩm thực trên chuyến bay này là một điểm nhấn đáng chú ý, ghi dấu những “kỷ lục”. Vietnam Airlines đã rất kỳ công, tỷ mỉ và chu đáo trong việc lựa chọn món ăn. Theo Tổng giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà, thực đơn được đơn vị này thiết kế riêng cho đường bay đến Mỹ với đa dạng các món ăn.

20 năm chuẩn bị chuyến bay thẳng đầu tiên Việt - Mỹ ảnh 1

Những hành khách đầu tiên trên đường bay thường lệ Việt Nam - Mỹ.

Đặc biệt, Vietnam Airlines phối hợp cùng Đại sứ quán Mỹ, Lãnh sự quán Mỹ, Bộ Nông Nghiệp Mỹ tại Việt Nam để chuẩn bị các món ăn phục vụ hành khách. Cụ thể, phô mai, nho khô, nho tươi được lấy từ bang California; táo tươi từ bang Washington. Ngoài ra, chuyến bay còn có thêm những sản vật khác như việt quất sấy khô, hạt hồ đào, sữa hạnh nhân. Tất cả đều được chế biến tại Mỹ.

Để thêm thi vị và đẳng cấp, các món ăn đặc biệt này được phục vụ cùng rượu vang nổi tiếng của California, nơi sản xuất rượu vang số 1 của Mỹ. Đây là loại rượu mang hương thơm quyến rũ và tươi mát. Được biết, hành khách được phục vụ 2 lượt ăn chính và 1 lượt ăn nhẹ trong suốt hành trình.

Đáng chú ý, tổ bay của chuyến bay đặc biệt này không phải các phi công nước ngoài mà là các phi công người Việt Nam, trong đó cơ trưởng là ông Nguyễn Hồng Lĩnh – Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines. “Tôi đã có 38 năm gắn bó với bầu trời và khoang lái, kinh nghiệm hơn 20 nghìn giờ bay, ấy thế nhưng khi lái chiếc Boeing 787-9 hạ cánh xuống sân bay San Francisco hôm 28/11/2021, cảm xúc vô cùng khó tả, tràn ngập tự hào”, cơ trưởng Nguyễn Hồng Lĩnh nhớ lại.

Vị phi công này cho biết, chuyến bay thẳng sang Mỹ tổ bay gồm có 3 phi công, thay nhau “cầm lái”. Do tuyến bay dài hơn 14.000km nên phi công phải thay nhau nghỉ ngơi, ăn uống và ngủ. Khoang lái máy bay có đầy đủ tiện nghi ăn, ngủ nhằm đảm bảo sức khỏe cho phi công. “Một hành trình dài. Khi máy bay đáp xuống sân bay, trong tôi dâng lên một cảm xúc tự hào”- cơ trưởng Nguyễn Hồng Lĩnh nói và cho biết thêm, với chuyến bay từ San Francisco trở về, thời gian di chuyển dài hơn, khoảng 16 tiếng và qua 6 vùng quản lý không lưu gồm Canada, Alaska (Mỹ), Nga, Mông Cổ, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và hạ cánh tại Đà Nẵng. “Chuyến bay này là dấu mốc khó quên trong cuộc đời bay của tôi”- vị cơ trưởng kỳ cựu chia sẻ.

Theo Vietnam Airlines, dù tiếp viên, phi công của chuyến bay thẳng vẫn là những người cũ của Vietnam Airlines, nhưng trước chuyến bay, tổ bay này phải trải qua các khoá học dành riêng cho thị trường Mỹ theo yêu cầu đặc thù của cơ quan chức trách Mỹ.

Theo ông Bùi Doãn Nề - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Hàng không Việt Nam, chuyến bay thẳng thương mại thường lệ đầu tiên đến Mỹ của Việt Nam đã thành công tốt đẹp, mở ra một trang mới cho hàng không Việt Nam. Tiềm năng thị trường hàng không Việt – Mỹ và ngược lại được ông Nề đánh giá rất tiềm năng khi quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.

Cơ hội thúc đẩy giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ

Năm 2020 là năm đầu tiên tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước vượt qua mốc 90 tỷ USD (đạt 90,8 tỷ USD) tăng 19,9% so với năm 2019. Trong đó: Xuất khẩu của Việt Nam đạt 77,1 tỷ USD, tăng 19,5%; Nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt gần 13,7 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2019.

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2021, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ đạt 111,56 tỷ USD, tăng gần 21 tỷ USD so với năm 2020. Như vậy, trong lịch sử ngoại thương của Việt Nam, Mỹ là đối tác thương mại thứ hai đạt được mốc 100 tỷ USD (sau Trung Quốc).

Theo Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines, ông Đặng Ngọc Hoà, việc mở đường bay Mỹ không chỉ nằm trong chiến lược phát triển, mở rộng mạng bay của Vietnam Airlines mà còn là trách nhiệm của Hãng hàng không Quốc gia nhằm thiết lập cầu hàng không kết nối Việt Nam và các nước trên thế giới.

Tham tán thương mại, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, ông Charles Ranado - khẳng định, đây là cột mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Hoa Kỳ, là điểm khởi đầu cho các mối quan hệ hợp tác mới trong tương lai. “Việc gia tăng tần suất các chuyến bay thẳng thường lệ sẽ mang lại những kết quả ý nghĩa trong các lĩnh vực kinh tế và văn hóa”- ông Charles Ranado nhấn mạnh.

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.