10 điều nên:
- Thiết kế một góc học tập gọn gàng, đẹp chưa đủ mà nên thêm cá tính. Sự cá tính phù hợp với con sẽ kích thích trẻ yêu việc học hơn.
- Phòng học nên có diện tích vừa phải để dễ tích tụ khí, mang lại nhiều may mắn.
- Bàn học nên để gần cửa sổ để thông thoáng và đón ánh sáng tự nhiên rất tốt cho con.
- Nên chọn nội thất đơn giản về kiểu dáng và đa chức năng.
- Chọn màu sắc thu hút nhưng vẫn đảm bảo sự gọn gàng, tiện dụng. Màu lục, màu trắng và vàng nhạt rất kích thích sự sáng tạo và ham học hỏi.
- Sử dụng đèn sợi đốt thay cho bóng halogen để cho nguồn sáng trung thực để không hại mắt.
- Một bức tranh phong cảnh thiên nhiên trong phòng học sẽ giúp ích nhiều cho đôi mắt và sự thư giãn của trẻ.
- Chọn ghế ngồi có điểm tựa, tạo cảm giác vững vàng.
- Nên đặt tấm bản đồ thế giới hay quả địa cầu ở khu vực phía Bắc, Đông Bắc hoặc phía Tây căn phòng để kích thích trẻ.
- Bày sách ở nơi dễ nhìn và độ cao vừa tầm mắt trẻ để giúp trẻ yêu sách hơn.
10 điều cần tránh:
- Không nên thiết kế phòng học quá rộng vì tạo cảm giác mất thăng bằng.
- Nếu nhà chật thì không nên để bàn học của con gần nơi có người qua lại thường xuyên khiến trẻ mất tập trung.
- Tránh sử dụng màu đỏ nhiều vì dễ gây ức chế, mất tập trung.
- Nội thất rườm rà, màu sắc lòe loẹt sẽ khiến trẻ bị phân tâm.
- Đừng đặt nhiều đồ điện tử trong phòng học vì sẽ sinh ra bức xạ điện tử làm trẻ dễ nhức đầu. Thêm vào đó, các thiết bị này dễ gây mất tập trung.
- Không bố trí ghế ngồi học quay lưng về phía cửa ra vào hoặc cửa sổ vì gây tâm lý bất an.
- Không bố trí bàn học giữa cửa ra vào và cửa sổ.
- Không đặt tấm gương lớn phía sau ghế ngồi.
- Không lắp kệ sách, giá sách có góc cạnh sắc nhọn gần góc học tập.
- Không lắp máy điều hòa thổi hơi thẳng xuống bàn học vì hơi lạnh sẽ khiến trẻ bị đau đầu và không tập trung tinh thần khi học bài.
Tất nhiên việc lựa chọn thiết kế phòng học sẽ tùy theo phụ huynh và ý trẻ nhưng chúng ta rất nên tham khảo những lưu ý trên để có một góc học tập đẹp, thoải mái, hiệu quả nhất cho con.