Trước đó, vào chiều 16/9, ông N.H., (sinh năm - SN 1959) cùng vợ là bà L.T.K.H.,(SN 1966, cùng trú phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) ăn cá nóc. Khoảng 1 giờ sau, cả hai vợ chồng xuất hiện các triệu chứng choáng, tê đầu lưỡi rồi tê toàn thân, được người thân đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cấp cứu.
Sức khỏe ông H., đã cải thiện hơn và đang được theo dõi, điều trị tích cực. |
Khi vào viện cấp cứu, ông H. có triệu chứng nặng, trong tình trạng ngừng hô hấp tuần hoàn, hôn mê sâu, ngừng thở nên được chỉ định thở máy, còn bà L.T.K.H có triệu chứng nhẹ hơn, được chỉ định điều trị theo phác đồ ngộ độc thực phẩm.
Nhờ được các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cứu chữa kịp thời nên đến chiều 17/9, sức khỏe của ông N.H. cải thiện, đã tỉnh, tự thở, không tê tay tê chân, các dấu hiệu sinh tồn ổn định. Tuy nhiên, vì sức khỏe yếu, cộng bệnh lý nền về phổi nên bệnh nhân vẫn đang được theo dõi, điều trị tích cực. Bà L.T.K.H. sức khỏe đã ổn định.
Trước đó, vào đầu tháng 5/2024, 5 người trong một gia đình trú tại huyện đảo Lý Sơn cũng bị ngộ độc do ăn cá nóc. Nhờ được các y, bác sĩ Trung tâm Y tế Quân-Dân y kết hợp huyện Lý Sơn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi và Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi cứu chữa kịp thời nên cả 5 bệnh nhân may mắn thoát chết.
Ngộ độc cá nóc vẫn chưa có thuốc đặc trị. Chất độc tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh và nhiều nhất là trứng cá nóc. Cơ quan chức năng cảnh báo người dân không nên sử dụng cá nóc khi không nắm rõ cách chế biến loại cá này.