2 người tử vong do chó cắn

Không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi. (ảnh Quang Nhật)
Không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi. (ảnh Quang Nhật)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một người 28 tuổi tại Đắk Lắk và một trẻ 11 tuổi ở Gia Lai tử vong do bị chó cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk mới ghi nhận thêm một bệnh nhân tử vong vì bệnh dại. Đây là trường hợp bệnh nhân tử vong do dại thứ 4 tính từ đầu năm đến nay.

Bệnh nhân là Y.L.W.N (SN 1996, trú tại xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk). Trước đó, ngày 23/2, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng khó thở, tức ngực khi uống nước, được người nhà đưa đi khám tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pắk, sau đó chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên. Tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi bệnh dại lên cơn. Bệnh nhân tử vong lúc 22h30 ngày 25/2.

Theo lời người nhà, cách ngày nhập viện khoảng 4 tháng, bệnh nhân bị chó nuôi trong nhà cắn vào lòng bàn tay trái và không đi tiêm vaccine phòng bệnh dại.

Theo Dân trí, trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng ghi nhận một cháu bé 11 tuổi tử vong do bệnh dại. Cụ thể, khoảng tháng 12/2023, bé R.M.Q. (SN 2013, làng Sơr, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) bị con chó gia đình nuôi cắn vào ngón tay cái bàn tay trái.

Gia đình đưa cháu Q. đến phòng khám tư nhân xử lý vết thương và tiêm 1 mũi thuốc (không rõ chủng loại). Nhân viên y tế cũng đã tư vấn cho người nhà đưa bệnh nhân đi tiêm phòng bệnh dại nhưng gia đình không đưa trẻ đi tiêm.

Đến ngày 23/2, cháu Q. có biểu hiện đau đầu, sốt, sợ nước, sợ gió, ăn uống không được. Ở nhà bệnh nhân không sử dụng thuốc. Bệnh nhi sau đó được đi khám tại vài nơi và chuyển lên Bệnh viện Nhi Gia Lai để tiếp tục điều trị.

Q nhập viện trong trạng thái tỉnh, tiếp xúc được, người mệt, nuốt khó, sợ nước, sợ gió, đau đầu, ăn uống kém kèm nôn ói… và được theo dõi dại lên cơn/nhiễm trùng đường ruột. Tối cùng ngày, bệnh nhân tử vong tại gia đình.

Để phòng chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm. Diệt chó chạy rông, chó vô chủ. Không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi.

Khi bị chó, mèo cắn cần: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.

Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có); Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương; Đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại; Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.