2 người ở Đồng Nai bị chó dại cắn

Khi bị chó mèo cào, cắn phải đến cơ sở y tế để được hướng dẫn tiêm vắc xin phòng bệnh dại. (Nguồn ảnh: CDC Đồng Nai)
Khi bị chó mèo cào, cắn phải đến cơ sở y tế để được hướng dẫn tiêm vắc xin phòng bệnh dại. (Nguồn ảnh: CDC Đồng Nai)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trên địa bàn huyện Trảng Bong, Đồng Nai vừa ghi nhận thêm một ổ bệnh dại trên chó và đã cắn 2 người.

Theo kết quả điều tra dịch tễ cho biết, ông D.V.N (47 tuổi, ngụ tổ 10, ấp 3 xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom) có nuôi 1 con chó lai không rõ loại chưa được tiêm phòng bệnh dại. Hàng ngày con chó này được xích lại trong khuôn viên rẫy và không rọ mõm.

Trước đó một tuần, con chó có biểu hiện ủ rũ, chán ăn, bỏ ăn, chảy nước dãi. Ngày 29/2, trong quá trình cho ăn và chăm sóc chó, ông N. đã bị chó cắn vào cẳng tay trái gây xây xát da.

Đến ngày 1/3 vợ ông N. là bà S.L.M vào thăm rẫy thì bị chó cắn vào cẳng chân trái gây ra vết thương sâu, chảy máu nhiều. Cả 2 người sau đó đã tiêm vaccine và huyết thanh phòng bệnh dại.

Trưa cùng ngày, ông N. báo với Trạm chăn nuôi và thú y huyện Trảng Bom tiến hành lấy mẫu đưa đi xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm, con chó bị dương tính với vi rút dại.

Theo khảo sát các hộ gia đình trong khu vực nuôi khoảng 7 con chó, đa số chưa tiêm vaccine phòng dại.

Báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Đồng Nai cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 2 ổ chó dại tại huyện Trảng Bom và huyện Nhơn Trạch. Đáng chú ý là 2 ổ dịch dại trên chó đã cắn 5 người, trong đó có 2 trẻ em.

Bác sĩ Phúc khuyến cáo, khi bị chó mèo hoặc động vật hoang dã cắn, cào, cần sơ cứu vết thương để giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Các bước sơ cứu có thể thực hiện ngay tại nhà gồm rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng trong 15 phút, sau đó rửa lại vết thương bằng cồn 45 - 70 độ hoặc cồn i- ốt. Sau bước sơ cứu, cần đến ngay cơ sở tiêm chủng gần nhất để được thăm khám và đưa ra chỉ định tiêm ngừa phù hợp. Tuyệt đối không nên nặn máu, chà xát, tránh gây dập nát, không băng kín vết thương khiến vi rút dại xâm nhập nhanh hơn vào cơ thể. Đặc biệt, không tự ý sử dụng các loại thuốc Nam để chữa trị.

Trước tình hình bệnh dại diễn biến phức tạp, CDC Đồng Nai khuyến cáo người dân khi bị chó mèo hoặc động vật hoang dã cắn, cào, cần sơ cứu vết thương để giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Các bước sơ cứu có thể thực hiện ngay tại nhà gồm: Rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng trong 15 phút, sau đó rửa lại vết thương bằng cồn 45 - 70 độ hoặc cồn i-ốt.

Sau bước sơ cứu, cần đến ngay cơ sở tiêm chủng gần nhất để được thăm khám và đưa ra chỉ định tiêm ngừa phù hợp. Tuyệt đối không nên nặn máu, chà xát, tránh gây dập nát, không băng kín vết thương khiến vi rút dại xâm nhập nhanh hơn vào cơ thể. Đặc biệt, không tự ý sử dụng các loại thuốc Nam để chữa trị.

Ngoài ra, khi nuôi chó, người dân cần đưa chó đi tiêm phòng bệnh dại, nếu có biểu hiện bất thường cần phải báo ngay với chính quyền địa phương.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.