2 người đàn ông sốt cao nhiều ngày liên tục do côn trùng đốt

Vết mò đốt trên người bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Vết mò đốt trên người bệnh nhân. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi đi rừng về, 2 người đàn ông ở Tuyên Quang đột nhiên sốt cao liên tục 5 -7 ngày. Tại bệnh viện, 2 người được chuẩn đoán mắc bệnh sốt mò.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang đang điều trị cho 2 bệnh nhân nam là anh L.V.T (17 tuổi, trú tại xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn) và anh B.V.K (42 tuổi, trú tại xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên) đều được chẩn đoán sốt mò.

Trước đó, 2 bệnh nhân đều đi rừng về và đột nhiên sốt cao liên tục khoảng 5 - 7 ngày không đỡ nên đã đến bệnh viện tỉnh để thăm khám và điều trị.

Bác sỹ phát hiện 2 bệnh nhân đều có 1 nốt côn trùng đốt bị tổn thương và đã đóng vẩy cùng các triệu chứng của bệnh sốt mò nên đã điều trị bằng thuốc doxycycline và chăm sóc tích cực. Sau 1 ngày cả 2 bệnh nhân đã cắt sốt và đang dần hồi phục sức khỏe.

Bác sỹ Đoàn Thị Thúy Tình – Phó trưởng khoa Nội Tổng hợp bệnh viện cho biết: Sốt mò, hay còn gọi là Sốt phát ban bụi rậm, do virus Rickettsia tsuisugamushi. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và nóng. Do vậy, ở miền Bắc Việt Nam bệnh thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10.

Bệnh gây sốt cấp tính, đau đầu dữ dội và nổi hạch. Ở chỗ mò đốt, lúc đầu có tổn thương gồm một vết loét có đóng vảy trên da rất điển hình, sau đó bắt đầu sốt.

Nếu bệnh nhân không được chẩn đoán đúng và điều trị sốt mò kịp thời, sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm cơ tim, truy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn; Viêm phổi, phế quản nặng do bội nhiễm hoặc do chính Rickettsiav viêm não, màng não..., nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.

Qua đây, các sỹ khuyến cáo, để phòng tránh sốt mò, người dân cần tiêu diệt ổ dịch, phát quang bụi rậm quanh nơi ở và nơi làm việc. Khi đi rừng người lớn và trẻ nhỏ đều cần mặc quần áo dài, đi ủng che chắn da cẩn thận, không để ấu trùng mò cắn đốt, thoa chống côn trùng lên da và giặt sạch quần áo sau một lần sử dụng.

Nếu sốt cao, không rõ nguyên nhân, cần kiểm tra kỹ tất cả bề mặt da trên cơ thể tìm các vết đốt lạ, sau đó cần đưa đến các cơ sở y tế sớm để được các bác sỹ khám bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

Hơn 5.300 tỷ đồng chi trả khám, chữa bệnh BHYT cho học sinh, sinh viên

Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh ra quân tuyên truyền bảo hiểm y tế học sinh tại các trường học.
(PLVN) - Những năm qua, quyền lợi khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được bảo đảm, đúng quy định. Theo thống kê trong 2 năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu HSSV sử dụng thẻ BHYT với khoảng 6,1 triệu lượt KCB BHYT, tổng chi phí KCB BHYT của nhóm HSSV bình quân/năm là hơn 2.500 tỷ đồng.

Bác sĩ cảnh báo biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết có chấm mảng xuất huyết dưới da. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) những ngày qua tiếp nhận điều trị 30 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó có một số ca sốc do sốt xuất huyết. Đây là biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể suy đa tạng, tử vong.

Gia đình bác sĩ Cuba tại Việt Nam: Hạnh phúc khi được cứu người

Hai vợ chồng bác sĩ Piter - Yanitsy hội chẩn cùng bác sĩ Khoa tim mạch sau khi thực hiện siêu âm tim.
(PLVN) - Đến vì duyên, ở lại vì tình, gia đình bác sĩ (BS) Piter - Yanitsy đã thực sự yêu mến và gắn bó với đất nước, con người Việt Nam. Với trình độ chuyên môn cao và quyết tâm cống hiến không ngừng, những người bạn Cuba này đã, đang và sẽ mang tới Bệnh viện (BV) Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) nói riêng và hệ thống y tế Việt Nam nói chung những thay đổi tích cực trong dịch vụ chăm sóc y tế, thắp sáng thêm hy vọng cho người bệnh tim mạch tại các khu vực khó khăn…

Tỷ lệ tử vong trẻ em còn cao ở đồng bào dân tộc thiểu số

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị chia sẻ thông tin nhân dịp “Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ” và “Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023” được Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ Trung ương phối hợp với Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế tổ chức sáng qua (19/9).