Trong đó, số vụ án xâm hại tình dục trẻ em là 1.269 vụ (chiếm 82% so với tổng số vụ xâm hại trẻ em) với 1.233 đối tượng, xâm hại 1.141 em; Giết trẻ em: 43 vụ, 39 đối tượng, xâm hại 48 em;- Hiếp dâm trẻ em: 425 vụ, 411 đối tượng, xâm hại 391 em; - Cưỡng dâm trẻ em : 06 vụ, 06 đối tượng, xâm hại 06 em; - Giao cấu với trẻ em : 606 vụ, 591 đối tượng, xâm hại 531 em; - Dâm ô với trẻ em : 232 vụ, 225 đối tượng, xâm hại 213 em; Cố ý gây thương tích với trẻ em : 103 vụ, 182 đối tượng, xâm hại 114 em;- Mua bán, chiếm đoạt trẻ em : 22 vụ, 44 đối tượng, xâm hại 24 em;- Tội phạm khác: 97 vụ, 125 đối tượng, xâm hại 133 em.
Với 1.547 vụ viêc được phát hiện, ngành Công an đã xử lý hình sự: 1.255 vụ (chiếm 81%) với 1.360 đối tượng (chiếm 81%); Xử lý hành chính: 112 vụ (chiếm 7,2%) với 162 đối tượng (chiếm 9,7%).
Còn 62 vụ đang điều tra xác minh với 58 đối tượng (chiếm 3,5%), Một số vụ tạm đình chỉ, không khởi tố…
Các địa phương xảy ra nhiều vụ án xâm hại trẻ em gồm: Hà Nội 88 vụ, TP. Hồ Chí Minh 77 vụ, Đắk Lắk 52 vụ, Tây Ninh 51 vụ, Đồng Nai 46 vụ…
Theo nhận định của ngành Công an, các đối tượng có hành vi bạo lực, bạo hành, xâm hại trẻ em ở nhiều lứa tuổi, thành phần xã hội khác nhau, trình độ văn hóa thấp, nhận thức pháp luật và xã hội còn rất hạn chế.
Phân tích cho thấy số đông là người có trách nhiệm nuôi dưỡng, bảo mẫu, quản lý trẻ em như giáo viên, bảo mẫu, cha mẹ ruột, cha dượng, mẹ kế; nạn nhân thường là trẻ em nhỏ tuổi được cha mẹ gửi quản lý, chăm sóc hoặc sống trong gia đình không hoàn thiện, cha mẹ ly thân, ly hôn phải sống với cha dượng, mẹ kế…
Các trường hợp khác nằm ngoài sự quản lý của cha mẹ, người thân nên bị các đối tượng xâm hại.
Một số vụ việc do hoàn cảnh khó khăn, người mẹ sinh con ngoài ý muốn lo sợ ảnh hưởng đến bản thân, danh dự gia đình đã vứt bỏ con khi mới sinh hoặc cố ý bỏ con tại các nơi công cộng, nơi hoang vắng, các trung tâm bảo trợ xã hội, nhà chùa, nhà thờ…