15 trường THPT ở Hà Nội có điểm thi tốt nghiệp từng môn cao nhất

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở GD&ĐT Hà Nội công bố thống kê các trường có điểm thi trung bình cao nhất mỗi môn tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Ở môn Toán, trường có điểm trung bình cao nhất là THPT Nguyễn Thị Minh Khai - quận Bắc Từ Liêm với 8,22 điểm.

Môn Vật lý trường có điểm trung bình cao nhất với 7,78 điểm là THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).

THCS & THPT Nguyễn Tất Thành cũng dẫn đầu môn Giáo dục công dân với điểm trung bình 9,08.

Với 7,71 điểm, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam dẫn đầu về điểm thi trung bình môn Hóa học.

Tương tự ở môn Sinh học, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam cũng dẫn đầu với điểm trung bình là 7,38 điểm.

Ở môn Ngữ văn, Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn dẫn đầu với 8,96 điểm trung bình.

Trường cũng dẫn đầu điểm trung bình môn Địa lý với 8,17 điểm.

Trường THPT Chu Văn An - quận Tây Hồ dẫn đầu điểm trung bình môn Lịch sử với 8,21 điểm.

Với môn Ngoại ngữ, điểm trung bình cao nhất là 9,36 thuộc về Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ).

Đọc thêm

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.

Hi hữu: Một thí sinh từ trượt thành đỗ thủ khoa do "nhầm lẫn" khi hồi phách

Trường THPT Lê Hồng Phong (Bỉm Sơn, Thanh Hóa), nơi có thí sinh bị nhầm lẫn trong điểm thi vào lớp 10 năm 2024-2025.
(PLVN) - Do nhầm lẫn khi hồi phách của những người làm công tác chấm thi, một thí sinh ở Thanh Hóa đã được nhầm điểm và trở thành thủ khoa vào lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2024 - 2025, dù cho điểm thi thực tế của thí sinh này là: trượt!