143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu được tuyên dương

Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2022.
Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2022.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2023 sẽ diễn ra vào tối ngày 26/12 tới đây. 

Theo Ban tổ chức, năm 2023 là năm thứ 10 Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu. Đây là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, biểu dương, khích lệ tinh thần nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đạt được những thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động xã hội của học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số năm học 2022-2023.

Năm nay, có 143 em được tuyên dương, thuộc 51 dân tộc; trong đó có 13 em là người dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc có khó khăn đặc thù.

Ông Lê Công Bình - Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển, Trưởng Ban tổ chức cho biết, lễ tuyên dương năm nay có một số điểm mới so với các năm trước. Theo đó, tiêu chí xét chọn học sinh, sinh viên, thanh niên năm 2023 cao hơn các năm trước. Cụ thể, sẽ xét chọn các em trúng tuyển vào đại học đạt số điểm từ 28 điểm trở lên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2022-2023 không tính điểm ưu tiên. Điều kiện đi kèm là có học lực xếp loại khá, giỏi, hạnh kiểm xếp loại tốt trong 3 năm học THPT. Năm 2022, Ban tổ chức xét chọn các em trúng tuyển đại học đạt từ 27 điểm trở lên.

Lễ Tuyên dương năm nay sẽ lựa chọn để tuyên dương các em học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; thi nghệ thuật và thi đấu thể thao cấp quốc gia; kỳ thi nghệ thuật và thi đấu thể thao khu vực Đông Nam Á, Châu Á và quốc tế. Ngoài ra, còn có những thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu trên các lĩnh vực hoặc do các địa phương giới thiệu, đề xuất…

Điểm mới tiếp theo đó là thành phần dân tộc, địa phương có học sinh, sinh viên, thanh niên được lựa chọn đưa vào tuyên dương cao nhất từ trước đến nay. Cụ thể năm 2013 chỉ có 12 dân tộc nhưng đến năm 2023, số lượng dân tộc có học sinh được tuyên dương là 51, trong đó có 12 dân tộc thuộc các dân tộc có khó khăn đặc thù...

"Qua kết quả lựa chọn cho thấy thành tích của học sinh, sinh viên, thanh niên xét chọn tuyên dương được nâng cao so với các năm trước. Điều này khẳng định chất lượng giáo dục vùng dân tộc miền núi ngày càng phát triển", ông Bình nhận định.

Lễ tuyên dương năm nay sẽ diễn ra trong 2 ngày 25 và 26/12. Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTC1 lúc 20h10 ngày 26/12 tại Nhà hát Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Trong khuôn khổ Lễ Tuyên dương, các em học sinh, sinh viên, thanh niên sẽ được tham gia một số hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống, như: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu; Lễ Báo công dâng Bác, thăm quan khu di tích Phủ Chủ tịch; Văn miếu Quốc Tử Giám.

Theo đánh giá của Trưởng Ban tổ chức, hoạt động đưa các em học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu đến thắp hương tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và ghi danh sổ vàng là điểm nhấn đặc sắc của lễ tuyên dương trong suốt những năm vừa qua.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.