12 điều du khách nên tuyệt đối tránh khi đến Nhật Bản

12 điều du khách nên tuyệt đối tránh khi đến Nhật Bản
(PLO) -Tại quốc gia có văn hóa đặc biệt như Nhật Bản, du khách có thể cảm thấy nản chí với những quy định và chuẩn mực xã hội khắt khe- Theo Insider.

Đừng quên các quy định sử dụng đũa

Người Nhật Bản sẽ rất ấn tượng nếu khách sử dụng đũa khi ăn. Nhưng họ cũng có thể trở nên tức giận khi thấy bạn sử dụng đũa không đúng cách. Một điều lưu ý là không bao giờ cắm đũa thẳng giữa bát cơm, vì nó giống như nghi thức trong đám tang. Bạn cũng không nên dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác cũng như cọ sát đũa vào nhau vì điều đó bị coi là khiếm nhã.

Không đi giày trong nhà

Nếu tới thăm một gia đình ở Nhật Bản, du khách nên để giày dẹp ở ngoài trước khi vào trong nhà vì chúng  bị coi là bẩn khi sử dụng ở ngoài trời. Quy định này cũng được áp dụng tại các khách sạn truyền thống, một số địa điểm công cộng như đền, chùa, trường học và bệnh viện ở Nhật Bản.

Không bỏ qua quy tắc xếp hàng

Người Nhật Bản luôn tuân thủ xếp hàng khi chờ tại bến xe bus, ga tàu hay thậm chí sử dụng thang máy. Các ga tàu có đường kẻ chỉ dẫn du khách đứng chờ tàu của mình. Khi tàu tới, cửa sẽ mở ngay giữa hai đường kẻ mà hành khách đang xếp hàng.

Tránh ăn khi di chuyển

Tại Nhật Bản, mọi người thường không ăn hay uống khi di chuyển. Đồ ăn nhanh được bán tại các quầy trên phố và mọi người đứng một chỗ để ăn, trong khi đồ uống được mua từ các máy bán lẻ tại các địa điểm công cộng và khách hàng cũng uống hết ngay tại chỗ. Tương tự, việc ăn và uống trên phương tiện công cộng được coi là hành vi xấu, trừ trên những chuyến tàu đường dài.

Không tắm bồn trước khi tắm dưới vòi sen

Phần lớn các ngôi nhà ở Nhật Bản có bồn tắm và nước nóng luôn sẵn sàng, nhưng thiết bị này được sử dụng vào mục đích thư giãn chứ không phải để tắm. Bởi vậy trước khi vào trong bồn, bạn nên tắm dưới vòi hoa sen. Quy định tương tự cũng được áp dụng tại các bồn tắm công cộng.

Không xì mũi tại nơi công cộng

Hành động xì mũi tại nơi công cộng ở Nhật Bản được coi là thiếu văn minh. Bạn hãy tìm một nhà vệ sinh hay địa điểm kín đáo khi muốn giải tỏa vấn đề nghẹt mũi. Người Nhật thường đeo khẩu trang tại nơi công cộng, đặc biệt vào mùa đông. Điều này đồng nghĩa họ đang bị cảm cúm và không muốn lây bệnh cho người khác.

Đừng để lại tiền bo

Không giống như Mỹ nơi bo tiền là điều bắt buộc, Nhật Bản không có văn hóa này và việc lại tiền bo có thể bị là hành động lăng mạ. Dịch vụ đã được bao gồm trong hóa đơn tại nhà hàng và ngay cả tài xế taxi sẽ từ chối nếu họ được trả thêm tiền.

Tránh nói to khi gọi điện tại nơi công cộng

Người Nhật Bản thường sử dụng điện thoại di động theo cách kín đáo và trao đổi qua điện thoại nhanh, yên lặng nhất có thể tại nơi công cộng. Khi di chuyển bằng phương tiện công cộng, nhiều người sử dụng điện thoại để nhắn tin, nghe nhạc, đọc tin tức, nhưng rất ít người gọi điện.

Đừng chỉ tay

Chỉ tay vào người khác hay đồ vật bị coi là hành động khiếm nhã ở Nhật Bản. Thay vì sử dụng ngón tay, người dân địa phường dùng cả bàn tay vẫy nhẹ nhàng vào vật họ muốn đề cập. Khi nói tới bản thân, người Nhật sẽ sử dụng ngón tay trỏ chạm lên mũi thay vì chỉ ngón tay vào bản thân họ.

Không đổ xì dầu vào bát cơm

Tại Nhật Bản, xì dầu không bao giờ được đổ trực tiếp vào cơm mà được đổ ra một chiếc đĩa nhỏ. Sau đó, người ăn sẽ sử dụng đũa để chấm món sushi hay sashimi vào trong đĩa này.

Tránh đưa/nhận bằng một tay

Ở Nhật Bản, hai tay luôn được sử dụng khi đưa và nhận đồ vật. Khi thanh toán tại cửa hàng hay quán cà phê, khách hàng thường đặt tiền lên khay nhỏ thay vì đưa trực tiếp cho nhân viên thu ngân.

Không nên tự phục vụ đồ uống

Khi gặp gỡ bạn bè và đồng nghiệp, bạn nên tiếp nước vào cốc của mọi người khi chúng gần hết nhưng không nên thêm nước vào cốc của mình vì điều đó được coi là khiếm nhã. Sau khi phục vụ bạn bè, họ sẽ làm điều tương tự với bạn.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Đọc thêm

Các thí sinh với trang phục dân tộc tại bán kết 'Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024'

Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. (ảnh BTC)
(PLVN) - Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. Tiết mục đã khiến tất cả mọi người trong như vừa được sống lại với không khí hào hùng và mang đầy hào khí của dân tộc Việt Nam qua hơn 4.000 năm lịch sử tại đêm Bán kết “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 - Miss Brand VietNam 2024” vừa diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz do ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện vừa phóng khoáng vừa có chút tự sự. (Ảnh: Hanoi Blues Note)
(PLVN) - Trong Album “Rồi như đá ngây ngô”, 5 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện theo phong cách jazz của riêng cô, vừa có chút phóng khoáng vừa có chút tự sự, trong không khí lắng đọng đến từ những trải nghiệm cuộc đời.

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại TP HCM, các thí sinh Hoa hậu Quốc gia Việt Nam tham gia 2 phần thi: Người đẹp tài năng và Người đẹp nữ công gia chánh. Phần thi Người đẹp nữ công gia chánh là phần thi mới lạ, mang tinh thần tôn vinh văn hóa và truyền thống của người phụ nữ Việt.

Dương Trà Giang đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024

Dương Trà Giang đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024
(PLVN) - Tối 15/12, tại Quảng trường Biển Marina Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh, vượt qua 26 thí sinh nổi bật, Dương Trà Giang, người đẹp đến từ Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc Gia Hà Nội xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu cuộc thi Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024.

Sẽ diễn ra Concert 3 Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP. HCM vào tháng 3/2025

Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào tối qua (14/12) tại Vinhomes Ocean Park 3 (Ảnh: Page Anh trai vượt ngàn chông gai).
(PLVN) - Tối qua (14/12), Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai đã diễn ra thành công tại Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên). Đêm diễn kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ, 31 anh tài cùng dàn khách mời mang đến nhiều tiết mục âm nhạc được đầu tư công phu, chỉn chu thu hút hàng ngàn khán giả tham gia. Các "anh trai" đã làm nên hiện tượng chưa từng có ở thị trường nhạc Việt.

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)
(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.