1.001 kiểu ăn theo thương hiệu (Kỳ cuối)

Nếu những vụ kiện xâm phạm nhãn hiệu lớn của VN ở nước ngoài trước đây, như Trung Nguyên tại Mỹ, kẹo dừa Bến Tre của bà Hai Tỏ tại Trung Quốc… kết thúc với phần thắng thuộc về doanh nghiệp VN, thì những vụ khiếu nại dạng này trong nước đa phần rơi vào bế tắc.

Nếu những vụ kiện xâm phạm nhãn hiệu lớn của Việt Nam ở nước ngoài trước đây, như Trung Nguyên tại Mỹ, kẹo dừa Bến Tre của bà Hai Tỏ tại Trung Quốc… kết thúc với phần thắng thuộc về doanh nghiệp Việt Nam, thì những vụ khiếu nại dạng này trong nước đa phần rơi vào bế tắc.
>> 1.001 kiểu ăn theo thương hiệu
Nguyên nhân chính, theo các chuyên gia trong lĩnh vực tranh chấp thương mại, là những điều luật trong lĩnh vực này còn nhiều lỗ hổng.

Thành ít bại nhiều

Theo hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), trong những vụ tranh chấp về xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam từ trước đến nay, chỉ có vụ xét xử xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm máy đùn gạch có trục cào tại Đắc Lắc kéo dài suốt 8 năm và kết thúc vào tháng 11 vừa qua là có phần thắng đúng thuộc về người đi kiện.

Đó vốn là sản phẩm cải tiến của ông Hoàng Thịnh, trú  buôn Trấp, huyện Krông Bana đã được Cục SHT cấp bằng độc quyền sáng chế từ năm 2002. Nhưng sau đó, ông Thịnh phát hiện cơ sở sản xuất gạch Việt Mỹ đang sử dụng loại máy đùn gạch cải tiến được chế tạo dựa trên giải pháp mà ông đã mất khá nhiều thời gian “vắt óc” nghĩ ra, và ông Thịnh quyết định kiện cơ sở này ra tòa án tỉnh Đắc Lắc.

Kẹo dừa Bến Tre thuộc về doanh nghiệp Việt Nam
Kẹo dừa Bến Tre thuộc về doanh nghiệp Việt Nam

Kết thúc vụ tranh chấp, đơn vị vi phạm (cơ sở sản xuất gạch Việt Mỹ) phải đền bù cho ông Hoàng Thịnh số tiền tới 351 triệu đồng. Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng đại diện Cục SHTT tại TP.HCM thừa nhận, đây là một trong những vụ tranh chấp hiếm hoi có được kết luận cuối cùng.

Điểm lại những vụ lình xình tương tự, như: giữa Hán Sinh với Hàn Sinh, Hòa Phát với Hoaphatland, Sabeco bị mất thương hiệu hiệu tại Singapo… đều chưa có hồi kết. Hoặc nếu có thì cũng để lại hàng loạt “hậm hực” cho một trong hai phía tham gia tranh chấp.

Tuy không kiện cáo rùm beng, nhưng cách đây hơn một năm, người dân TP.HCM bất ngờ thấy hãng xe Vinasun thay đổi cách trang trí xe, hộp đèn, và đặc biệt, logo được thay hoàn toàn từ quả địa cầu có hình bản đồ Việt Nam sang logo hình hai mũi tên xoay chiều thành vòng tròn... Một cách để hãng này tạo khác biệt mới, tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng, vì khá nhiều hãng taxi khác bỗng xuất hiện giống hệt mình. Nhìn tổng lượng xe trên dưới 4.000 chiếc, cũng có thể hiểu DN này phải chi số tiền không nhỏ để chống lại chuyện ăn theo thương hiệu.

“Làm chuồng mới tính chuyện nuôi bò”

Theo luật sư Phạm Chí Công, Giám đốc Công ty luật Khai Phong (Hà Nội), trong những vụ tranh chấp về xâm phạm nhãn hiệu thương mại, thì khả năng chứng minh hay kết luận doanh nghiệp vi phạm hay không là 50 – 50. “Bản thân những người xét xử nhiều khi bị rối, vì những điều luật quy định việc xâm phạm này có quá nhiều lỗ hổng…”, luật sư Công nói.

Ông Công phân tích thêm, trước khi nghị định 43/2010 có hiệu lực, việc trùng tên đăng ký kinh doanh chỉ được tính, khi tên của doanh nghiệp đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của DN đã đăng ký. Sau khi điều chỉnh, việc vi phạm còn được ràng buộc bởi luật SHTT, bằng nhận dạng hình dáng, màu sắc, nhãn hiệu... nhưng những quy định lại mang tính định lượng, nên rất khó kết luận hai nhãn hiệu giống nhau ở cấp độ nào…

Ông Nguyễn Thanh Bình lại cho rằng, luật SHTT của VN hiện  được đánh giá là một trong những điều luật tiến bộ. Sở dĩ tình trạng vi phạm về xâm phạm ngày càng nhiều, theo ông Bình, do doanh nghiệp coi nhẹ việc xin “giấy khai sinh”.

Ông Bình dẫn một số trường hợp đến khiếu nại tại Cục SHTT với đầy bất lợi của chính bên đi khiếu kiện, như nhãn hiệu được phân phối trên thị trường tới 4-5 năm mà không có bất cứ đăng ký bảo hộ thương mại lẫn nhãn hiệu hàng hóa, chỉ đến khi phát hiện có đơn vị bán sản phẩm giống hệt mình, mới đâm đơn kiện.

Trong những trường hợp như thế này,  pháp luật cũng không thế bảo vệ cho doanh nghiệp bị hại”. Ông Bình chỉ kinh nghiệm những thương hiệu lớn, như Honda, Yahmaha… họ có tên thương mại trùng khít với nhãn hiệu hàng hóa. Khi có những dòng sản phẩm mới ra, ngay lập tức được đăng ký bảo hộ, và  tìm cách công bố kiểu dáng, cách nhận diện thương hiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên rất khó bị xâm phạm.

Theo
Đăng Thư

Đất Việt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.