10 quy tắc "bất di bất dịch" trên bàn ăn của người Hàn Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi đi ăn với người Hàn Quốc hoặc được mời đến nhà của họ để ăn, việc học được các quy tắc trên bàn ăn của đất nước củ sâm này là điều vô cùng quan trọng để thể hiện sự tôn trọng đối với văn hóa nơi đây.

1. Ghi nhớ thứ hạng

Nếu đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, bạn có thể sẽ đi ăn với đồng nghiệp của mình theo định kỳ nửa tháng một lần. Nghi thức ăn uống của người Hàn Quốc quy định rằng mọi người phải ngồi dựa trên xếp hạng xã hội của nhóm.

Khi là thành viên trẻ hơn hoặc có thứ hạng thấp hơn trong nhóm, bạn nên ngồi gần cửa hơn, và chỉ nên ngồi sau khi người lớn tuổi hơn đã ngồi xuống. Điều này cũng được áp dụng nếu bạn đến thăm gia đình của một người bạn. Thứ hạng trong gia đình cũng sẽ được phân chia như thứ hạng trong các môi trường làm việc chuyên nghiệp.

2. Người lớn tuổi nhất ăn đầu tiên

Chỉ nên hoàn thành bữa ăn khi người lớn tuổi nhất đã dùng xong bữa và cố gắng không để thừa đồ ăn trong bát.

Chỉ nên hoàn thành bữa ăn khi người lớn tuổi nhất đã dùng xong bữa và cố gắng không để thừa đồ ăn trong bát.

Nghi thức ăn uống phổ biến của người Hàn Quốc là để người lớn tuổi nhất bắt đầu ăn. Đó là lý do tại sao người Hàn Quốc luôn cố gắng hỏi tuổi của bạn từ rất sớm - điều này giúp họ biết vị trí của bạn trong những tình huống như thế này.

3. Nói rằng bạn sẽ ăn ngon

Trong tiếng Hàn, "Jalmeokgesseumnida" có nghĩa là “Tôi sẽ ăn thật ngon miệng”.

Trong tiếng Hàn, "Jalmeokgesseumnida" có nghĩa là “Tôi sẽ ăn thật ngon miệng”.

Trước khi ăn miếng đầu tiên, bạn nên nói rằng mình sẽ ăn ngon miệng như một cách để thừa nhận rằng mình đang mong chờ bữa ăn đó.

Trong tiếng Hàn, điều này được thể hiện bằng từ "Jalmeokgesseumnida" có nghĩa là “Tôi sẽ ăn thật ngon miệng”. Đây là một lời khen bày tỏ lòng biết ơn dành cho đầu bếp. Hãy dùng cụm từ này vào bữa ăn để gây ấn tượng với chủ nhà.

4. Giữ tốc độ ăn uống giống nhau

Phong tục ăn uống của người Hàn Quốc quy định rằng bạn nên ăn cùng nhịp độ với những người xung quanh.

Phong tục ăn uống của người Hàn Quốc quy định rằng bạn nên ăn cùng nhịp độ với những người xung quanh.

Nếu bạn nhận thấy rằng mình sẽ dùng xong bữa trong khi mọi người vẫn còn đang ăn thì bạn nên ăn chậm lại. Khi ăn quá nhanh khiến bạn có vẻ như đang cố gắng gấp rút bữa ăn và không muốn ở đó nữa.

Mặt khác, nếu bạn chưa dùng xong đồ ăn của mình và những người khác gần như đã hoàn thành, thì đã đến lúc bạn nên ăn nhanh hơn. Nếu ăn quá chậm, chủ nhà có thể nghĩ rằng bạn không thích thú với bữa ăn và đang cố gắng ăn từng miếng một.

5. Không nâng chén bát

Không giống như ở nhiều quốc gia Châu Á khác, việc nâng bát súp hoặc bát cơm lên khi đang ăn là điều bất thường ở Hàn Quốc. Quy tắc ăn uống của người Hàn Quốc quy định rằng bạn nên đảm bảo bát súp hoặc bát cơm của bạn phải ở trên bàn trong suốt bữa ăn và nên sử dụng thìa để ăn cơm thay vì dùng đũa. Người Hàn quan niệm: “Chỉ kẻ ăn mày mới bưng bát cơm lên”.

6. Nghi thức sử dụng đồ dùng

Khi dùng bữa ở Hàn Quốc, bạn nên tuân thủ các nghi thức về cách sử dụng đồ dùng cụ thể. Sẽ tốt nhất nếu bạn cầm thìa và đũa của mình bằng hai tay khác nhau và chỉ nên sử dụng một đồ dùng mỗi lần. Điều này giúp giảm khả năng làm đổ thức ăn vào người.

7. Dùng đĩa nhỏ hơn để ăn

Nên gắp đồ ăn từ đĩa lớn sang đĩa nhỏ hơn để dùng.

Nên gắp đồ ăn từ đĩa lớn sang đĩa nhỏ hơn để dùng.

Nhiều món ăn Hàn Quốc được phục vụ trên một đĩa lớn để phục vụ cho tất cả mọi người ăn, vì vậy hãy tận dụng đĩa cá nhân nhỏ hơn để lấy đồ ăn riêng cho mình. Đừng ăn trực tiếp từ đĩa lớn, cho dù món ăn có hấp dẫn đến đâu. Đây được coi là cách cư xử tồi tệ nhất trên bàn ăn.

8. Nghi thức uống rượu bia

Nếu được người lớn tuổi mời uống, trừ khi có lý do chính đáng khiến bạn không thể uống, đừng từ chối.

Nếu được người lớn tuổi mời uống, trừ khi có lý do chính đáng khiến bạn không thể uống, đừng từ chối.

Ở Hàn Quốc, đặc biệt là trong trường hợp bữa ăn có đồ uống cồn, hãy rót đồ uống cho người khác trước và sau đó để người khác rót đồ uống cho bạn. Đối với nghi thức rót rượu, khi được người khác rót rượu thì bạn hãy cầm cốc bằng cả hai tay để tránh cốc bị đổ. Ngoài ra, hãy cầm chai bằng cả hai tay khi đến lượt rót rượu để đảm bảo rằng bạn không làm đổ khi đang rót.

9. Vị trí đũa

Đũa Hàn Quốc thường sẽ được đặt trên một vật dụng bằng thủy tinh hoặc gốm nhỏ.

Đũa Hàn Quốc thường sẽ được đặt trên một vật dụng bằng thủy tinh hoặc gốm nhỏ.

Việc chọc thẳng đũa vào bát cơm được coi là khá thô lỗ ở người Hàn Quốc. Điều này là do nó giống với bát cơm cúng tại Hàn Quốc. Thay vào đó, hãy để đũa của bạn trên đầu bát hoặc bên cạnh bát ăn trên bàn. Cuối cùng, bạn nên đặt đồ dùng trở lại bàn sau khi ăn xong để biểu thị rằng mình đã hoàn thành bữa ăn.

10. Không vươn tay xa để gắp đồ ăn

Bạn có thể vươn tay về phía trước và lấy các món ăn ở gần nhưng sẽ bị coi là hành vi kém nếu vươn tay qua bàn và với lấy các món ăn ở quá xa. Theo nguyên tắc chung, cố gắng không mở rộng cánh tay của bạn quá xa, không nên để cho khuỷu tay vượt qua mép bàn.

Đọc thêm

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)
(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Ấm tình đoàn kết tôn giáo từ những mái nhà cho người nghèo Bài 2: Từ bi, bác ái bằng những việc làm cụ thể

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Linh mục Gioan Bùi Văn Kế cùng khánh thành nhà tình nghĩa tặng người nghèo ở giáo xứ Đồng Bài. (Ảnh: MTTQ cung cấp)
(PLVN) - Giáo lý nhà Phật đề cao hạnh từ bi. Triết lý Công giáo nhấn mạnh tinh thần bác ái, yêu người. Chia sẻ với PLVN, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Ninh Bình cho rằng: Qua những việc làm cụ thể của các chức sắc, chức việc đã góp phần phát huy nét đẹp của các tôn giáo và đóng góp vào khối đoàn kết toàn dân tộc.

Xử phạt nghiêm hành vi 'xúc phạm' di tích

Hình ảnh nam ca sĩ đứng trên nóc nhà phố cổ Hội An gây bức xúc dư luận. (Ảnh minh họa - Nguồn: FBNV)
(PLVN) - Một thực tế đáng lo ngại đang diễn ra đó là có một bộ phận những cá nhân, thậm chí cả người nổi tiếng để thể hiện “đẳng cấp” đã sẵn sàng lựa chọn cách hành xử phản văn hóa tại chốn linh thiêng, di tích văn hóa, gây phản cảm, bức xúc trong cộng đồng.

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ
(PLVN) -  Tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã làm triệu trái tim người Việt Nam như nấc nghẹn. Biến nỗi đau buồn thành hành động, một số tác phẩm nghệ thuật có một không hai đã ra đời, khắc họa chân dung Tổng bí thư giản dị mà rực rỡ, ấm áp; thể hiện lòng kính yêu vô bờ của tác giả dành cho Tổng bí thư.

Phát động thi ảnh về miền di sản xứ Nghệ và Trại sáng tác mỹ thuật

Ảnh minh họa. Tác giả: Nguyễn Quang Nam Định
(PLVN) - Sáng 23/7, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

Du lịch 6 tháng cuối năm và “đòn bẩy” chính sách visa

Hàn Quốc điều chỉnh chính sách visa và thành công chinh phục thị trường du khách Việt. (Ảnh: Đ.T)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2024, tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục đà tăng trưởng trong nửa cuối năm. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chính sách visa phù hợp để tạo thuận lợi hơn nữa cho du khách.

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà
(PLVN) - Tọa lạc tại phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đình Bảo Đà là di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1993. Đình thờ ba vị thánh Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương và tướng quân Cương Trực - đây là tam vị đại vương thượng đẳng thần, có công trạng “bảo dân hộ quốc” của Đức Thánh Tản Viên.

Bảo tồn văn hóa Chăm gắn với phát triển du lịch

Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. (Ảnh: UBDT)
(PLVN) - Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống và được bảo tồn khá toàn vẹn. Vì thế, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại.