Theo đó, giai đoạn 2010 -2020 tỉnh Tiền Giang đã đào tạo được 65.575 lao động (mục tiêu là 62.000 lao động), vượt 5% mục tiêu về số lao động được hỗ trợ, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm vượt mục tiêu, nhưng tỷ lệ học nghề phi lao động nông nghiệp còn thấp - chỉ đạt 60%. Nguyên nhân đa số lao động học nghề là người trên 30 tuổi, số lao động trẻ theo học nghề chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 25% trong tổng số lao động học nghề.
Ứng dụng học nghề trồng rau sạch ở xã Đạo Thạnh (TP Mỹ Tho) |
Cụ thể có 7 mô hình đã triển khai, thực hiện trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Tiền Giang trong thời gian qua, gồm: may công nghiệp (7.680 lao động), tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông; đan lát (3.500 lao động); trồng cây thanh long (3.900 lao động), chủ yếu huyện Chợ Gạo và Gò Công Tây; trồng màu (2.600 lao động); trồng rau an toàn (2.700 lao động); chăn nuôi bò (6.500 lao động) và nuôi gà (7.450 lao động)…
Qua đó cho thấy việc học nghề là quyền lợi và nghiệp vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống nên nông dân tích cực tham gia và vận dụng vào đời sống sản xuất.