10 năm chống chọi bệnh tật, bé gái 12 tuổi hiến giác mạc khi “chào thế gian”

“Thiên thần” Nguyễn Vân Nhi mang lại ánh sáng cho 2 bạn nhỏ khác
“Thiên thần” Nguyễn Vân Nhi mang lại ánh sáng cho 2 bạn nhỏ khác
(PLVN) - 12 năm tuổi đời thì đã 10 năm chống trọi với căn bệnh hiểm nghèo nhưng chưa bao giờ nụ cười tắt đi trên gương mặt xinh đẹp của cô bé Vân Nhi. Và ngay cả khi không qua khỏi cô bé vẫn nguyện hiến tặng giác mạc của bản thân để mang lại ánh sáng cho những bạn nhỏ khác. 

10 năm chiến đấu kiên cường

Gần 1 năm kể từ ngày cô con gái bé nhỏ của chị Nguyễn Thị Hải Vân (51 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) ra đi nhưng hình bóng của bé Nguyễn Vân Nhi (SN 2006) vẫn luôn hiện hữu trong ngôi nhà của chị. 

Chị Vân vẫn nhớ như in vào ngày bé Nhi được sinh ra cách đây 12 năm trước, khác với nhiều đứa trẻ khác tiếng khóc của Vân Nhi khi đó nhỏ hơn các bạn. Cả gia đình và bác sĩ đều cho đó là bình thường và không để ý cho đến năm 2 tuổi, bé Nhi hay khó thở nhưng kiểm tra đều không ra bệnh. Chỉ tới khi khám tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, các bác sĩ mới phát hiện ra Vân Nhi bị u nhú thanh quản.

Kể từ đó, Vân Nhi bắt đầu phải làm bạn với các bệnh viện, các đợt tiêm truyền và mổ đặt ống thở qua khí quản. Cũng bởi vậy mà suốt 10 năm chống trọi với căn bệnh này, Vân Nhi lúc nào cũng phải đeo 1 chiếc khăn nhỏ ở trên cổ để che đi vết mổ mở khí quản. Từ năm 2 tuổi trở đi, cứ khoảng 2 – 3 tháng, Vân Nhi lại phải đi viện bấm u sùi mọc lên. 

Căn bệnh về hô hấp này khiến cho cân nặng của Vân Nhi khi học tới lớp 6 cũng chỉ vọn vẹn 28 kg. Nhưng theo nhiều bạn học của Vân Nhi kể lại, em là một cô bé vô cùng nhân hậu, trong trẻo và đặc biệt ánh mắt thu hút người khác bởi sự thánh thiện, thông minh. Dù có vẻ ngoài yếu ớt hơn so với nhiều bạn cùng trang lứa nhưng sâu thẳm bên trong Vân Nhi là một cô bé có nghị lực phi thường và khát khao sống cháy bỏng. 

“Mỗi lần đưa đưa con vào bệnh viện, gia đình đều vô cùng vất vả, cứ tới nơi là con lại sốt. Thêm nữa Vân Nhi bị xơ và áp xe bởi việc mở khí quản phổi. Dù đau đớn nhưng suốt hành trình 10 năm chữa bệnh tôi chưa từng thấy con khóc, ngay cả khi tiêm truyền. Dù nằm ở viện nhưng lúc nào con cũng thử thỉ với bà ngoại rằng “Con phải chịu khó ăn mới có thể hồi sức”. 

“Và điều mà tôi tự hào nhất về con là dù có ốm yếu nhưng suốt nhiều năm Vân Nhi vẫn luôn đạt được danh hiệu học sinh tiên tiến. Đối với nhiều bậc cha mẹ đó không phải là gì lớn lao nhưng đối với gia đình tôi đó là thành quả cho sự phấn đấu không biết mệt mỏi của con suốt 12 năm cuộc đời”, chị Vân Anh nghẹn ngào giãi bày. 

Ở lớp, ở trường mỗi khi Nhi vào viện, cô giáo chủ nhiệm và các bạn đều quan tâm. Cô phân cho các bạn ở trong lớp thay phiên nhau chép bài hộ Vân Nhi để em không bị tụt lại phía sau so với các bạn. Lần nghỉ hè cuối cùng của mình, Vân Nhi vẫn chăm chỉ mang theo sách giáo khoa lớp 7. 

Cả gia đình đều nghĩ rằng mọi nỗ lực của con sẽ được đền đáp bằng việc Vân Nhi có thể kéo dài sự sống, nhưng tất cả đều sụp đổ vào ngày 22/06/2018, khi chuẩn bị tới lịch vào bệnh viện thì em bất ngờ sốt cao. Không giống như nhiều lần khác, chỉ sau 2 ngày nhập viện Vân Nhi không thở được, các bác sĩ dù đã tận tình cứu chữa nhưng em không may đã bị ngừng tim, chết não. 

Vân Nhi cùng mẹ
Vân Nhi cùng mẹ 

Biết rằng đã hết hi vọng, trong những ngày cuối cùng của Nhi, khi em còn chưa bị mất hoàn toàn ý thức, chị Vân khi đó đã nói với Nhi rằng, sẽ làm một việc có ý nghĩa để bé có thể luôn nhìn thấy ông bà và bố mẹ. Chị đã hỏi ý kiến con về việc hiến tạng và mô của Vân Nhi để có thể cứu giúp được nhiều người khác giống như câu chuyện về câu chuyện “ngọn lửa nhỏ Hải An” - em bé 7 tuổi hiến giác mạc. 

‘Khi đó, nghe tôi nói xong con khẽ nháy mắt như đồng ý” - chị Hải Vân nghẹn ngào nhớ lại.

Sau 9 ngày nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 11h ngày 02/07/2018, bé Vân Nhi đã qua đời. Trước đó, khi chị Hải Vân quyết định sẽ hiến giác mạc của cô con gái nhỏ và chia sẻ ý nguyện này với gia đình, thật may mắn, đều được mọi người đồng ý.

Kết thúc 10 năm chống trọi với bệnh tật, chỉ 12 năm cho một cuộc đời nhưng Vân Nhi đã có một cuộc sống vô cùng ý nghĩa. Em đã là thiên thần mang lại ánh sáng cho 2 trong số 1.000 bệnh nhân trong danh sách chờ ghép mô tạng.

Mang lại ánh sáng cho hai bé trai

Là người đã thực hiện rất nhiều ca thực hiện lấy giác mạc nhưng ngay sau ngày gặp bé Vân Nhi, ông Nguyễn Hữu Hoàng – Giám đốc Ngân hàng Mắt vẫn không giấu được niềm xúc động. Ông viết trên trang cá nhân của mình:

“Thêm một câu chuyện nhân văn, thêm một việc vô cùng cao đẹp. Vượt qua định kiến của xã hội, vượt qua phong tục tập quán cổ hủ gia đình là thêm trang cho tập truyện nhân văn đầy tình người. Thiên thần nhỏ bé hãy mỉm cười và bay về trời nhé! Ai rồi cũng sẽ phải ra đi, dù sớm hay muộn. Cô bé Vân Nhi đã đến với cuộc đời một cách nhẹ nhàng và ra đi bình an khi đã hoàn thành “thiên sứ” của mình. Chẳng phải sự ra đi là để trở về đó sao. Hãy tự hào vì những gì tốt đẹp nhất mà Vân Nhi đã làm được lớn hơn độ tuổi ấy của con rất nhiều!”. 

Vào ngày 07/07/2018, sau gần 1 tháng Vân Nhi qua đời, PGS-TS Nguyễn Xuân Hiệp, Giám đốc Bệnh viện (BV) Mắt Trung ương, cho biết sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã chọn được 2 bệnh nhân trong gần 1.000 hồ sơ chờ ghép giác mạc tại Ngân hàng Mắt có chỉ số phù hợp với giác mạc của bé Nguyễn Vân Nhi. 

Hai bệnh nhân may mắn là 1 bé trai 6 tuổi ở Hà Nội bị sẹo giác mạc sau viêm loét giác mạc từ lúc 3 tuổi và 1 bé trai 13 tuổi ở Sơn La bị loạn dưỡng giác mạc di truyền. Trước đó vào ngày 06/07/2018, có 1 trong số 2 bệnh nhi này đã được ghép thành công và đến thời điểm này, nhân đã có phản ứng tích cực. Bệnh nhi còn lại sẽ được ghép giác mạc trong đầu tuần tới.

Chị M.T.T.H, mẹ của bệnh nhi 6 tuổi, cho biết chị và gia đình rất xúc động sau khi các bác sĩ hội chẩn và thông báo con chị là người được tiếp nhận giác mạc từ người hiến. Chị cho biết con chị bị hỏng giác mạc sau khi đau mắt đỏ, rất may được các bác sĩ điều trị kịp thời mới giữ lại được con mắt, nhưng lại cần phải có giác mạc thay thế cháu mới có thể nhìn thấy lại được. 

“Gia đình biết giác mạc chỉ có khi người không may qua đời hiến tặng, nên gia đình hy vọng rất mong manh. Làm cha mẹ còn gì đau khổ hơn khi thấy con bị bệnh mà đành bất lực. Nhưng rồi hạnh phúc và may mắn bất ngờ đến với gia đình tôi. Trong lúc chúng tôi đã gần như tuyệt vọng thì bác sĩ thông báo đưa con lên khám.

Tôi và gia đình vô cùng biết ơn gia đình và người đã hiến tặng lại giác mạc để con tôi có cơ hội được nhìn ánh sáng. Sau khi con tôi được ổn định, tôi mong muốn được đến gia đình người hiến để thắp nén nhang tri ân, bởi nhờ họ mà con tôi có cơ hội đổi đời” chị H. xúc động.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.