10 Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019

Từ ngày 1/1/2019, 10 Luật có hiệu lực thi hành gồm: Luật An ninh mạng; Luật Tố cáo; Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung 11 Luật có quy định liên quan đến quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch; Luật Quốc phòng; Luật Lâm nghiệp; Luật Thủy sản; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Thể dục, thể thao.

Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng

Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.       

Một trong những nội dung của Luật An ninh mạng nằm ở Chương II quy định về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Nội dung của chương này thể hiện đầy đủ các biện pháp, hoạt động bảo vệ tương xứng với mức độ quan trọng của hệ thống thông tin này. Trong đó, nêu ra tiêu chí xác định, lĩnh vực liên quan, quy định các biện pháp như: thẩm định an ninh mạng, đánh giá điều kiện, kiểm tra, giám sát an ninh mạng và ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Nghiêm cấm làm lộ danh tính của người tố cáo

Với 9 chương, 67 điều, Luật Tố cáo quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.

Luật quy định nguyên tắc là việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

Những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của luật là: Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo; thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo; tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo; làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo; không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo;..

Sắp xếp, phân bổ không gian các hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh

Luật Quy hoạch xác định quy hoạch phải là việc sắp xếp, phân bổ không gian các hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Luật điều chỉnh chung cho tất cả các loại quy hoạch trên phạm vi cả nước về lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch.

Với bố cục gồm 6 chương, 59 điều và 3 phụ lục, Luật Quy hoạch có các quy định cụ thể liên quan đến hệ thống quy hoạch và mối liên hệ giữa các loại quy hoạch; nguyên tắc chủ yếu trong hoạt động quy hoạch; nội dung quy hoạch; tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch; thẩm quyền quyết định và phê duyệt quy hoạch; trách nhiệm quản lý nhà nước và thông tin quy hoạch;…

Loại bỏ những giấy phép trái quy luật kinh tế thị trường

Nội dung chủ yếu của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật liên quan đến quy hoạch là bãi bỏ các quy hoạch sản phẩm, như quy hoạch công nghiệp hóa chất, quy hoạch công nghiệp dược,… đang tồn tại. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để loại bỏ những giấy phép trái quy luật kinh tế thị trường và là bước đột phá về thủ tục hành chính trong đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Luật gồm 12 điều, trong đó có 11 điều sửa đổi 11 Luật, bao gồm Luật An toàn thực phẩm, Luật Công chứng, Luật Dược, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Điện lực, Luật Hóa chất, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Trẻ em và 1 điều quy định về hiệu lực thi hành luật.

Bước đột phá khi bãi bỏ quy hoạch sản phẩm, hàng hóa

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ... đang cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, là bước đột phá về thủ tục hành chính trong đầu tư, sản xuất kinh doanh...

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch gồm 31 điều, trong đó có 30 điều quy định việc sửa đổi 37 luật và 1 điều quy định hiệu lực thi hành. 

Kết hợp quốc phòng với KTXH và KTXH với quốc phòng

Với 7 Chương và 40 điều, Luật Quốc phòng quy định nguyên tắc, chính sách; hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm; lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng.

Một trong những điểm đáng chú ý của Luật này là quy định về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng được nêu ở Điều 15. Theo quy định tại điều này, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội có sự thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước để góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội. Điều 15 của Luật cũng đã nêu rõ các nhiệm vụ kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.

Liên kết theo chuỗi để nâng cao giá trị rừng

Luật Lâm nghiệp quy định cụ thể về nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp; chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp; phân loại rừng; những hành vi bị nghiêm cấm; quy hoạch lâm nghiệp; quản lý rừng; bảo vệ rừng; sử dụng rừng; quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm…

Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp. Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.

Luật cũng quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật. Đưa chất thải, hoá chất độc hại, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy vào rừng trái quy định, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng. Vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật gây hại rừng, quản lý các loài ngoại lai xâm hại, dịch vụ môi trường rừng…

Quản lý nhà nước về thủy sản

Luật Thủy sản (sửa đổi) có bố cục gồm 9 chương với 105 điều quy định về hoạt động thủy sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản.

Theo Luật, những hành vi cấm trong hoạt động thủy sản gồm: Hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản. Cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của các loài thủy sản. Lấn, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển. Khai thác, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình và các hoạt động khác ảnh hưởng đến môi trường sống, nguồn lợi thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển. Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt động trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển, trừ trường hợp bất khả kháng. Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định. Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản…

Luật cũng dành 1 chương (Chương VI) quy định về kiểm ngư, trong đó nêu rõ chức năng của kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, thực hiện chức năng bảo đảm thực thi pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Luật Đo đạc và bản đồ

Luật Đo đạc và bản đồ quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản; hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành; chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ; công trình hạ tầng đo đạc; thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ; quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ. Luật Đo đạc và bản đồ gồm 9 chương và 61 điều.

Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao

Luật Thể dục, thể thao khuyến khích, thúc đẩy xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; sửa đổi tên gọi của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thể dục thể thao để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Luật bổ sung quy định về chính sách ưu đãi khi các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, khai thác công trình thể thao phục vụ hoạt động thể thao quần chúng; chính sách miễn, giảm giá vé, giá sử dụng dịch vụ luyện tập thể dục thể thao tại các cơ sở thể thao theo quy định của Chính phủ cho trẻ em, học sinh, sinh viên, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia
Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.

Điều trăn trở về 1.533 dự án còn vướng mắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Ngày 30/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.

Việt Nam - Hoa Kỳ: Mở rộng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Tại buổi tiếp, làm việc với Đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ đang tham dự chương trình trao đổi học thuật quốc tế (IAPP) 2025 tại Việt Nam vào ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ Việt Nam cam kết dành mức chi đến 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển con người cả về đức, trí, thể, mỹ.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn
(PLVN) - Ngày 31/3, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ ngày 3/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra (UBKT) Công đoàn.

Thanh tra Chính phủ: Dự án cơ sở 2 của BV Bạch Mai, Việt Đức - hình ảnh gây xót xa trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, điển hình của sự lãng phí

Quang cảnh Hội nghị công bố Kết luận thanh tra. (Nguồn ảnh: dantri.com.vn)
(PLVN) - Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường, hình ảnh 2 bệnh viện to lớn, sừng sững được Nhà nước đầu tư cả chục nghìn tỷ đồng nhưng vẫn để cỏ mọc um tùm vì không sử dụng được trong 10 năm qua, từ lâu đã là hình ảnh gây xót xa trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội và đây là điển hình của sự lãng phí trong đầu tư công.

Quyết tâm phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Cuối tuần qua, phát biểu kết luận Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt, làm chủ công nghệ, sản xuất được toa xe, đầu máy, phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tại Khu căn cứ Núi Bà Bình Định

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hoa trước tượng đài Chiến thắng Núi Bà.
(PLVN) - Ngày 30/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dẫn đầu đoàn công tác cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định đã đến dâng hương, hoa tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà (huyện Phù Cát), nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định.

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, đưa nguồn lực vào phục vụ phát triển

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, đưa nguồn lực vào phục vụ phát triển
(PLVN) - Sáng 30/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo) để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.

Tổng Bí thư: Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

(PLVN) - Thông tin sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ thảo luận về sáp nhập tỉnh, trong đó dự kiến có khả năng Quảng Nam sẽ nhập với Đà Nẵng, Tổng Bí thư cho rằng, sáp nhập là cơ hội để Quảng Nam và Đà Nẵng phát huy thế mạnh đôi bên, cùng quy hoạch tầm nhìn dài hạn, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và khát vọng phát triển, để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn với vị thế xứng tầm quốc gia và quốc tế...

Khoảnh khắc ấn tượng trong luyện tập diễu binh, diễu hành mừng Chiến thắng 30/4

Khối nam sĩ quan Cảnh sát Nhân dân đã hợp luyện diễu binh qua lễ đài. Sở Chỉ huy đã tổ chức huấn luyện theo chương trình chi tiết được phê duyệt, đảm bảo không đốt cháy giai đoạn và yêu cầu cán bộ huấn luyện chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tổ chức luyện tập. (Ảnh: Dân Trí)
(PLVN) - Bất chấp nắng nóng gay gắt, các đơn vị quân đội, công an từ nhiều quân binh chủng, bộ tư lệnh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, gồm nhiều nữ quân nhân, vẫn hăng say, nỗ lực luyện tập, hợp luyện chuẩn bị cho diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân'

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân'
(PLVN) - "Có thể nói cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân và đó chính là niềm tự hào đáng trân trọng của Nhân dân Đà Nẵng anh hùng. Đây là tiền đề tạo ra sức mạnh tổng hợp để Đà Nẵng phát triển nhanh và toàn diện trong những năm tiếp theo", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025), 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), sáng 29/3, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương và thành phố Đà Nẵng đã dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng, đường 29/3, đường 2 tháng 9, thành phố Đà Nẵng.