1 cán bộ ở Cao Bằng nhận quà tặng là ô tô trị giá trên 3,7 tỉ đồng

(Hình minh họa)
(Hình minh họa)
(PLVN) - Dự thảo Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2019 của Thanh tra Chính phủ cho biết, trong năm 2019, có 2 trường hợp nhận quà không đúng quy định, gồm 1 ở TP HCM và 1 ở Cao Bằng, trong đó trường hợp ở Cao Bằng có tài sản là ô tô giá trị 3,720 tỉ đồng.

Thanh tra Chính phủ vừa có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Báo cáo công tác PCTN năm 2019, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo để trên cơ sở đó, Tổng Thanh tra Chính phủ hoàn thiện báo cáo, ký trình Quốc hội.

9 trường hợp nộp lại quà tặng

Theo dự thảo báo cáo, Thanh tra Chính phủ cho biết, năm 2019, công tác PCTN đã có thêm những bước tiến mạnh với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đạt được những kết quả tích cực, rõ rệt.

Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế có chiều hướng thuyên giảm. Kết quả đó đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.

Về kết quả công tác PCTN, dự thảo báo cáo cho hay, trong năm 2019, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã thụ lý điều tra 10 vụ, 50 bị can; trong đó khởi tố mới 2 vụ, 24 bị can; án cũ chuyển sấng 8 vụ, 26 bị can, tài sản thiệt hại là 29,3 tỉ đồng, tài sản thu hồi là 20,86 tỉ đồng.

Đến nay đã kết luận điều tra 8 vụ, 46 bị can; đang điều tra 2 vụ, 4 bị can, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đang được điều tra, xử lý, nhất là các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN theo dõi, chỉ đạo.

Về kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho biết, số người đã kê khai tài sản, thu nhập trong năm là 1.081.235 người, đạt tỉ lệ 99,9% so với số người phải kê khai. Số bản kê khai đã công khai đạt 99,4%, có 46 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, thu nhập.

Qua việc xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có thẩm quyền, phát hiện 10 trường hợp vi phạm (tăng 4 trường hợp so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, đã kỷ luật 8 trường hợp, đang xem xét xử lý kỷ luật 2 trường hợp.

Vẫn theo dự thảo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, việc thực hiện quy định về quà tặng, nộp lại quà tặng tiếp tục được Chính phủ quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, nhất là trong dịp Tết, ngày lễ trong năm.

Đã có 9 trường hợp nộp lại quà tặng với tổng giá trị 4,172 tỉ đồng, trong đó có 2 trường hợp nhận quà tặng không đúng quy định.

Trong đó, Trà Vinh có 1 trường hợp nộp lại quà tặng 3 triệu đồng, Thái Bình 2 trường hợp với 100 triệu đồng, Long An 2 trường hợp, Tiền Giang 1 trường hợp, Vĩnh Phúc 1 trường hộp. 

Có 2 trường hợp nhận quà không đúng quy định, gồm 1 ở TP Hồ Chí Minh và 1 ở Cao Bằng, trong đó trường hợp ở Cao Bằng có tài sản là ô tô giá trị 3,720 tỉ đồng.

62 người đứng đầu bị xử lý kỷ luật

Thanh tra Chính phủ cũng cho biết, năm 2019, có 62 người đứng đầu bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng và 3 người đứng đầu bị xử lý hình sự do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.

Dù vậy nhưng Thanh tra Chính phủ nhìn nhận, nhìn chung, việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng chưa đạt yêu cầu và còn tình trạng nhầm lẫn giữa việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng với việc xử lý người đứng đầu do trực tiếp thực hiện hành vi tham nhũng.

Về kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng, năm qua, qua việc tự kiểm điểm nội bộ phát hiện 19 vụ, 22 đối tượng; qua hoạt động thanh tra đã phát hiện 48 vụ, 37 đối tượng tham nhũng và liên quan đến tham nhũng. Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 13 vụ, 30 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng.

Cơ quan điều tra trong công an nhân dân đã thụ lý điều tra 420 vụ án, 876 bị can phạm tội về tham nhũng. 

Viện kiểm sát các cấp thụ lý 273 vụ/610 bị can về tội tham nhũng (án mới là 230 vụ/570 bị can), đã truy tố 246 vụ/537 bị can. Cơ quan điều tra VKSND Tối cao khởi tố mới 12 vụ/16 bị can về tội danh tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp.

Nhiều vụ án tham nhũng lớn được phát hiện, khởi tố, điều tra. Điển hình như vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) cùng đồng phạm về tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ...

Vụ án Lê Nam Trà cùng đồng phạm về tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng; đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Bộ Thông tin và Truyền thông và Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG).

Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 344 vụ với 849 bị cáo; đã xét xử sơ thẩm 240 vụ, 517 bị cáo về các tội danh tham nhũng, trong đó tỉ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 44,6%; tỉ lệ bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ là 19,9%. Có 9 bị cáo bị tuyên phạt mức án tử hình, tù chung thân.

Chống tham nhũng “không dừng”, “không nghỉ”

Đánh giá chung, Thanh tra Chính phủ cho rằng, trong năm 2019, với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự giám sát của Quốc hội, Mặt trật Tổ quốc, cơ quan báo chí và nhân dân, công tác PCTN tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh, “không dừng”, “không nghỉ”, “không chùng xuống” với cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ, đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao…

Nhìn chung, tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm mặc dù vẫn còn phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực và tinh vi hơn, nhất là tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc để vụ lợi.

Dự báo, trong thời gian tới, công tác PCTN sẽ tiếp tục đạt được kết quả toàn diện, tích cực, đậm nét, tham nhũng bước đầu được ngăn chặn và đẩy lùi, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân với vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước trong công tác PCTN.

Theo Thanh tra Chính phủ, ngày 23/9/2019, Ban Chấp hành trung ương đã ban hành Quy định số 202 về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. 

Theo Quy định 205, để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị phải chấn chỉnh, xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ và quy định này. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức để có cơ sở nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật trên cho phù hợp với chủ trương, định hướng cải cách của Đảng và tình hình thực tiễn, khắc phục những hạn chế trong tuyển dunng, quy hoạch, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức…

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.