Thái Nguyên: Đã sai nhưng không chịu sửa?

(PLM) -  Vụ án tranh chấp di sản thừa kế xảy ra ở thành phố Thái Nguyên đã khép lại cách đây gần 20 năm. Qua 6 phiên toà xét xử, kết thúc bằng bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao năm 2012. Thế nhưng hậu quả của vụ án này từ đó đến nay vẫn không được khắc phục? Phải chăng Toà án tỉnh Thái Nguyên nơi ra bản án trái pháp luật đã chối bỏ trách nhiệm của mình?
Vụ án tranh chấp di sản thừa kế xảy ra ở thành phố Thái Nguyên qua 6 phiên toà xét xử, kết thúc bằng bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao năm 2012
Vụ án tranh chấp di sản thừa kế xảy ra ở thành phố Thái Nguyên qua 6 phiên toà xét xử, kết thúc bằng bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao năm 2012

Ba cấp tòa gần 10 năm xét xử?

Vụ án tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn anh Trương Quang Khải và bị đơn bà Trương Thị Mão, Trương Thị Hạnh, Trương Thị Hoà ở tổ 22 (nay là tổ 12) phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên xảy ra từ năm 2005.

Vợ chồng cụ Trương Văn Nghế, Đỗ Thị Hiển chết có để lại di sản là mảnh đất ở 231 m2 trên thửa đất có 2 căn nhà (69,6 m2 nhà cấp 3 và 24 m2 nhà cấp 4. Toà án định giá thời điểm 2005 trị giá gần 3 tỷ đồng). Vợ chồng cụ Nghế chết không để lại di chúc. Những người con của vợ chồng cụ tại cuộc họp gia đình có lập văn bản thống nhất giao cho anh Trương Quang Khải con của ông Trương Công Chế (ông Chế là con cả cụ Nghế đã chết) sử dụng căn nhà cấp 4 diện tích 24 m2, bà Dương Thị Hoàn (vợ ông Trương Quang Tiến con cụ Nghế cũng đã chết) sử dụng căn nhà cấp 3 diện tích 69,6 m2. Với điều kiện những người này chỉ được ở và trông coi, không được bán vì nơi này phải lưu giữ làm nơi thờ cúng của gia đình.

Sau khi phát hiện người cháu là anh Trương Quang Khải và em dâu là Dương Thị Hoàn lén lút làm giấy chứng nhận QSDĐ để bán thửa đất này, các cô Mão, Hạnh, Hoà ngăn cản. Anh Trương Quang Khải đã khởi kiện các cô của mình ra toà cho rằng nhà và đất này đã được ông nội là cụ Nghế cho?

Vụ án tranh chấp di sản thừa kế xảy ra ở thành phố Thái Nguyên đã khép lại cách đây gần 20 năm. Qua 6 phiên toà xét xử, kết thúc bằng bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao năm 2012. Thế nhưng hậu quả của vụ án này từ đó đến nay vẫn không được khắc phục.

Vụ án tranh chấp di sản thừa kế xảy ra ở thành phố Thái Nguyên đã khép lại cách đây gần 20 năm. Qua 6 phiên toà xét xử, kết thúc bằng bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao năm 2012. Thế nhưng hậu quả của vụ án này từ đó đến nay vẫn không được khắc phục.

Toà án thành phố Thái Nguyên xét xử phân chia di sản nhưng không căn cứ vào mốc thời gian theo luật định kể từ khi vợ chồng cụ Nghế chết (10 năm) Quá thời hiệu khởi kiện mà tòa vẫn xét xử nên bản án bị kháng cáo.

Toà án tỉnh Thái Nguyên xét xử phúc thẩm vẫn không phát hiện ra vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế nên tuyên y án sơ thẩm. Bản án bị khiếu nại lên Tòa án tối cao và Viện kiểm sát tối cao.

Năm 2006 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm của tòa án tỉnh Thái Nguyên. Đề nghị Hội đồng xét xử Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy 2 bản án này. Tại quyết định giám đốc thẩm của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao đã không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Giữ nguyên các quyết định của bản án dân sự phúc thẩm. Quyết định giám đốc thẩm của Toà dân sự tiếp tục bị khiếu nại đến các cơ quan Trung ương. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có công văn gửi Toà án tối cao xem xét.

Năm 2009, Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị quyết định giám đốc thẩm của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao. Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy quyết định giám đốc thẩm nêu trên, hủy bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm của tỉnh Thái Nguyên. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án tỉnh Thái Nguyên giải quyết lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Năm 2010, Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm. Quyết định tuyên hủy các bản án trên và giao cho toà án tỉnh Thái Nguyên xét xử lại theo trình tự sơ thẩm.

Qua 6 phiên toà xét xử, kết thúc bằng bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao năm 2012

Qua 6 phiên toà xét xử, kết thúc bằng bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao năm 2012

Tiếp nhận “chỉ dụ” của Toà cấp trên. Toà án tỉnh Thái Nguyên xét xử sơ thẩm. Mặc dù đã xác định được thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ Nghế, cụ Hiển đã hết là đúng. Nhưng lại không kịp thời đình chỉ vụ án mà vẫn xét xử để bác yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố của các đương sự là không đúng. Cho nên một lần nữa bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên bị kháng cáo. Dẫn tới ngày 05/02/2012 Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử ra bản án số 74/2012/ DS-PT tuyên hủy bản án dân sự sơ thẩm số 03/2011/DS-ST ngày 05/12/2011 của Toà án tỉnh Thái Nguyên. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xoá tên vụ án trong sổ thụ lý, trả lại đơn khởi kiện….

Như vậy ròng rã gần 10 năm trời gian nan đi tìm công lý. Vẫn còn may công lý đã đến để sự việc được trở về vạch xuất phát ban đầu. Nhưng cũng lại buồn thay toàn bộ di sản của cụ Nghế và cụ Hiển do xét xử sai phạm. Vô hình trung Toà án đã tạo điều kiện cho nguyên đơn hoàn tất thủ tục chuyển nhượng cho người khác cách đó nhiều năm. Bị đơn trong vụ án này đã mất trắng tài sản?

Gần 20 năm khiếu kiện đòi quyền lợi?

Hàng loạt đơn khiếu nại, tố cáo của ông Bùi Thi, người được các bị đơn trong vụ án ủy quyền gửi đi các cấp thể hiện: Ngay sau khi nhận được bản án phúc thẩm số 74/2012/DS-PT của Toà án nhân dân tối cao. Được tư vấn pháp luật ông Thi đã có đơn khiếu nại gửi Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên đề nghị giải quyết hậu quả của việc ra bản án trái pháp luật gây oan sai vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp?

Chờ đợi gần 7 tháng sau khi gửi đơn không nhận được hồi âm. Ông Thi tiếp tục có đơn lần 2 vẫn nội dung như lần 1 gửi Chánh án tòa án tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thế Đề. Đơn khiếu nại lần này cũng phải đợi hơn hai tháng sau mới nhận được văn bản trả lời. Theo ông Thi thì Toà án tỉnh Thái Nguyên đã vi phạm nghiêm trọng về thời hạn giải quyết khiếu nại qui định tại Điều 28 của Luật khiếu nại. Về văn bản giải quyết khiếu nại của Toà án tỉnh Thái Nguyên sai cả về nội dung lẫn hình thức. Cụ thể: Thụ lý giải quyết khiếu nại không bằng quyết định mà thay bằng công văn là vi phạm Điều 6, Luật Khiếu nại: Các hành vi bị nghiêm cấm - Khoản 3 qui định: Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.

Qua 6 phiên toà xét xử, kết thúc bằng bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao năm 2012 nhưng hậu quả của vụ án này từ đó đến nay vẫn không được khắc phục

Qua 6 phiên toà xét xử, kết thúc bằng bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao năm 2012 nhưng hậu quả của vụ án này từ đó đến nay vẫn không được khắc phục

Nội dung công văn giải quyết cho rằng: Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chỉ xác định quyền sở hữu tài sản, không chia di sản thừa kế vì không còn thời hiệu khởi kiện…. Lý lẽ này Toà án tỉnh Thái Nguyên đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xét xử. Bởi bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao đã khẳng định xét xử của Tòa án tỉnh Thái Nguyên là sai phạm nên đã tuyên hủy những bản án này. Án đã chỉ ra như vậy thì đối với Toà cấp dưới buộc phải chấp hành không còn chỗ cho việc lý giải, bao biện cho sai phạm của mình? Dư luận quan tâm cho rằng Toà án tỉnh Thái Nguyên đưa ra lý lẽ như trích dẫn ở trên là ngụy biện nhằm che đậy sai phạm, để chối bỏ trách nhiệm của mình trước thiệt hại đã gây ra cho các bị đơn ở vụ án này.

Điều 19. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tổ tụng dân sự, tố tụng hành chính. Khoản 5 qui định: “Ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị cơ quan có thẩm quyền kết luận là trái pháp luật…”.

Như vậy các cấp Toà án tỉnh Thái Nguyên ra bản án trái pháp luật tạo điều kiện cho nguyên đơn chuyển nhượng chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại quyền lợi của các bị đơn. Tòa án tỉnh Thái Nguyên phải chịu trách nhiệm trước hậu quả này, không thể chối bỏ trách nhiệm của mình trước sai phạm do chính mình gây ra.

Cùng chuyên mục