Phong thủy từ Tâm

Phong thủy từ Tâm
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phật tại tâm. Mỗi người đều có một ngôi chùa trong tim. Bình an tự chính lòng mình. Phong thủy cũng tự Tâm là vậy. Hãy cứ sống tốt, mọi thứ sẽ được an bài một cách phù hợp.

Ngày nay, khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, con người ta quan tâm nhiều đến chuyện “của ăn, của để”. Phú quý, lễ nghĩa rồi thì sẽ đến những chuyện làm sao để bảo tồn những thịnh vượng ấy cho còn mãi về sau. Bởi thế, câu chuyện tâm linh, xem phong thủy, long mạch thời nay trở thành điều không thể thiếu trong mỗi dự án, mỗi sự kiện quan trọng của xã hội.

Đương nhiên, là kết tinh của trí tuệ tiền nhân, phong thuỷ có sức mạnh rất lớn lao. Phong thuỷ làm thay đổi cấu tạo từ trường của toàn bộ một môi trường. Bản chất dựa trên sự vận hành của năng lượng, từ đó xoay chuyển và đưa nó về trạng thái cân bằng hoặc ưu tiên một khía cạnh nào đó.

Nếu đoán sai phong thuỷ, có thể gây hoạ đến ba đời. Vì vậy thầy phong thuỷ phải có cả phúc đức và tài năng, không chỉ thuần tuý xem phong thuỷ với mục đích kiếm tiền.

 

Phong thủy cũng như đời sống, thường nghiêng bên này thì không cẩn trọng sẽ chống chếnh bên kia. Nếu quý vị làm nhà quá chú ý đến hướng cửa với mong muốn nghinh lộc, rất có thể quý vị đã để lỡ một hướng khác rất tốt để “nghinh tài” để con cháu được đỗ đạt thuận lợi trong học hành. Tất nhiên, đó là một ví dụ. Thầy phong thủy giỏi hoặc phúc phần của gia chủ có nhân duyên sở hữu hội tủ đủ những thiện duyên, rất có thể, họ có được địa thế phù hợp phong thủy một cách toàn vẹn. Tuy nhiên, sự toàn vẹn ấy cũng luôn có một kỳ hạn.

Đối với con người cũng vậy. Trên nền tảng nhận thức cơ thể mỗi con người là một tiểu vũ trụ, phản ánh dòng chảy của tự nhiên, cơ thể sẽ đạt được trạng thái lý tưởng nhất khi con người thích nghi hoàn toàn với mọi sự biến đổi của tự nhiên. Tuy nhiên, ngay khi chào đời, chúng ta đã khuyết đi một hành trong ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Điều này giải thích vì sao, mỗi người ai cũng có một điểm yếu nào đó, một khiếm khuyết hay một căn bệnh nào đó. Có những người thường hở ra là mắc cảm, có người lại rất dễ đau bụng khi ăn thức ăn lạ, có người thì rất dễ mắc chứng đau nửa đầu, v.v...

Hãy cứ sống tốt, mọi thứ sẽ được an bài một cách phù hợp.
 Hãy cứ sống tốt, mọi thứ sẽ được an bài một cách phù hợp.

Tôi nói như vậy, để chia sẻ cùng quý vị, rằng chúng ta có thể đủ duyên để tìm một thầy phong thủy giỏi, hoặc bằng mọi cách, hoặc vô tình mà gặp được. Chúng ta có thể bỏ tiền bồi bổ để có cơ thể khỏe mạnh. Chúng ta cũng có thể nương nhờ nơi tâm linh mà đi tới phủ đền cầu thần, thánh phù hộ. Nhưng mọi Tài - Lộc - Thọ ấy sẽ chỉ là thứ mà chúng ta vay mượn, nếu như chúng ta thực sử chưa đủ “đức” để sở hữu. Vay rồi phải có trả.

Nếu trót quá tay mãn hạn kiếp này, thì con cháu chúng ta sẽ phải trả giúp. Điểu này hiển nhiên như việc, một người cha giàu có nhưng ăn ở bủn xỉn cư xử không tốt, tự nhiên không chỉ ông ta mà con cháu ông ta cũng sẽ bị cả làng xa cách. Trừ khi, chính người con ấy, từ đức hạnh của mình mà trả được món nợ mà cha anh đã tạo.

Tài năng như sóng nước, đức hạnh như nguồn nước, là nơi nương tựa cuối cùng của con người. Chính đức hạnh mới là nguồn mạch tạo phúc cho đời người. Một người vốn gặp nhiều nghiệp quả xấu từ kiếp nào đi nữa, họ vẫn có thể lấy đức mà thay đổi dần vận mệnh của mình. Lấy đức mà đối nhân xử thế, nuôi dạy cháu con, ắt nhân ấy sẽ kết thành trái ngọt về sau.

Cốt yếu của phong thủy là sự hài hòa, tâm tư an ổn, gia đạo ấm êm. Nói phong thủy tự tâm là vậy.
Cốt yếu của phong thủy là sự hài hòa, tâm tư an ổn, gia đạo ấm êm. Nói phong thủy tự tâm là vậy. 

Nương vào phong thủy cũng tốt, nương vào sự gia hộ của tiên tổ cũng vô cùng cần thiết. Nhưng cần nhìn sâu để hiểu, cốt yếu của phong thủy là sự hài hòa. Ăn ở hài hòa thì tâm tư an ổn, gia đạo ấm êm. Lấy điều đức hạnh làm gốc để hành xử, ấy mới là người biết lẽ hiếu đạo.

Hạnh đầu tiên phải giữ, ấy là Hiếu. Giữ được lòng hiếu với cha mẹ tổ tiên, là người con có đạo. Giữ được lòng hiếu với quê hương, với xã hội, với tự nhiên đã nuôi dưỡng và bảo hộ ta, ấy là người đã biết sống hài hòa, đức hạnh.

Vậy nên, tài năng hay của cải như những nhánh cành. Phong thủy muốn tự nhiên và vững bền phải bắt nguồn từ dòng năng lượng lành do nội tâm hiền thiện và đức độ của người mà xoay chuyển.

Vậy nên, lo nhất, không phải là ở nơi thế đất chưa hoàn hảo, khuyết hướng này, chưa trọn vẹn góc kia. Lo nhất, là cái gốc đức chưa vững vàng, tấm lòng chưa đủ hiền thiện. Ngôi nhà, vốn dĩ nhờ có người ở mà trở nên sinh khí, lại nhờ tiếng cười nơi ấy, niềm vui và sự hài hòa, hạnh phúc nơi ấy mà trở nên ấm cúng. Nên người sống lành, đức đủ dày, phong thủy cũng được nhờ đó mà hưởng lợi. Đức dày nâng đỡ vạn vật hay “Đức dày muôn thuở nhánh đơm hoa” là bởi vậy.

Võ Tắc Thiên – Nữ hoàng đế quyền lực thuở xưa đã từng gây nhiều tranh luận về công và tội, về tài và đức cho giới nghiên cứu lịch sử cũng như hậu thế. Tuy nhiên, tôi rất kính phục bà bởi những quyết định cuối cùng cho việc an nghỉ của mình. Bà đã tự tháo bỏ chức vị hoàng đế, mà giữ lại ngôi vị của một hoàng hậu, về nằm bên cạnh chồng tại Càn lăng và tấm bia về bà là bia “vô tự”. Tất cả việc làm này dường như khiêm cung, buông xả mà toát lên sự hài hòa và tầm vóc vĩ đại của bà.

Xin kể hầu quý vị một câu chuyện phong thủy rất dễ thương, để thấy rằng, chúng ta đôi khi không cần thiết phải lo lắng bận tâm quá nhiều. Hãy cứ sống tốt, mọi thứ sẽ được an bài một cách phù hợp.

Câu chuyện kể rằng: Triệu Tử Hào người Trung Quốc làm ăn kinh doanh rất phát đạt. Anh quyết định mua một mảnh đất rộng ở ngoại ô, xây một biệt thự ba tầng, bên trong có vườn hoa cây cảnh ao cá, kết hợp rất đẹp mắt.

Đằng sau vườn còn có một cây vải cổ thụ trăm tuổi. Sở dĩ vì nhắm đến cây vải mà Triệu mới mua mảnh đất này, nguyên nhân là bởi vợ anh thích ăn vải.

Trong thời gian sửa sang nhà cửa, bạn bè khuyên anh tìm một thầy phong thủy về xem giúp để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ.

Triệu Tử Hào tự lái xe đến Hong Kong mời một đại sư. Vị đại sư này họ Tào, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm, rất có tiếng trong giới phong thủy. Sau khi trình bày mọi chuyện, Triệu Tử Hào lái xe đưa thầy phong thủy về biệt thự nhà mình.

Trên đường đi, gặp bất cứ xe nào muốn vượt, anh đều nhường. Vị đại sư cười nói: "Ông chủ Triệu lái xe thật chậm rãi." Triệu Tử Hào cười lớn, đáp: "Những người vượt phần lớn đều là đang có chuyện gấp, không nên cản trở, làm mất thời gian của họ."

Xe về đến thị trấn, một đứa trẻ đang vừa cười vừa từ trong ngõ nhỏ chạy thẳng ra đường.

Triệu Tử Hào vội phanh xe tránh, đứa trẻ cười tít mắt chạy qua rồi, anh vẫn chưa nhấn ga đi tiếp mà ngó vào trong ngõ, dường như đang đợi điều gì. Một lát sau, lại có một đứa trẻ khác chạy ra, đuổi theo đứa trẻ lúc trước đã đi khá xa.

Tào đại sư ngạc nhiên hỏi: "Sao anh biết phía sau vẫn còn một đứa trẻ nữa?". Triệu nhún vai: "Trẻ nhỏ đều thích chơi trò đuổi bắt, nếu chỉ chơi một mình, đứa trẻ chẳng thể cười vui như thế được." Vị đại sư giơ ngón tay cái ra trước mặt khách hàng của mình, tỏ ý tán dương: "Có tâm".

Đến biệt thự, vừa xuống xe, vài con chim bất giác bay từ sân sau ra phía trước. Nhìn thấy vậy, Triệu Tử Hào liền dừng xe trước cổng và nói với thầy phong thủy: "Phiền đại sự đợi ở đây một lát."

"Có chuyện gì vậy?" - Vị đại sư lại một lần nữa ngạc nhiên. "Sau vườn chắc chắn là có trẻ con đang hái trộm vải, bây giờ mà chúng ta vào, chúng sẽ hoảng sợ, không may rơi từ trên cây xuống đất sẽ rất nguy hiểm", Triệu Tử Hào cười đáp.

Thầy phong thủy họ Tào trầm ngâm trong giây lát và nói: "Phong thủy nhà anh không cần phải xem nữa."

Lần này, đến lượt Triệu ngạc nhiên: "Đại sư, sao ông lại nói như vậy?". "Những nơi có anh ở đều là những nơi có phong thủy tốt cả rồi", Tào đại sư đáp. 

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.