Những bí ẩn quanh việc nhấn chìm chiến thuyền La Mã cổ đại (tiếp theo và hết)

Những bí ẩn quanh việc nhấn chìm chiến thuyền La Mã cổ đại (tiếp theo và hết)
(PLVN) - Archimedes (287-212 trước Công nguyên) là một nhà toán học, vật lý học, nhà phát minh vĩ đại của đất nước Hy Lạp cổ đại. Cùng với những công trình khoa học vĩ đại Archimedes để lại cho hậu thế, ông cũng để lại nhiều giai thoại thú vị trong đó có những huyền thoại bí ẩn không lời giải. Việc Archimedes vận dụng nguyên lý khoa học nhấn chìm chiến thuyền La Mã là một ẩn số như vậy. 

Đánh đắm chiến thuyền La Mã 

Bên cạnh những ghi chép chủ yếu của Archimedes về khoa học, người ta còn tìm thấy những nguồn tài liệu minh chứng việc ông còn là một công trình sư, một người đóng tàu thủy đầy sáng tạo. Nhà văn cổ đại Hy Lạp Aphine đã tả quang cảnh công trường đóng tàu thủy của Archimedes như sau: “Nhà hình học Archimedes được giao đóng một chiếc tàu to bằng 64 chiếc tàu bình thường. Tất cả mọi thứ cần thiết, các loại gỗ quý ở khắp nơi đều được tập kết đầy đủ theo đúng yêu cầu của ông. Nhiều thợ đóng tàu cũng được triệu tập đến đây.

Mọi việc được tiến hành rất nhanh chóng, có quy củ nên chỉ sau 6 tháng đã làm xong một nửa tàu. Riêng việc hạ thủy chiếc tàu này sau khi đóng xong cũng làm cho mọi người bàn cãi rất nhiều. Làm sao có thể đưa được một con tàu lớn như vậy xuống nước? Trước câu hỏi đó, Archimedes chỉ mỉm cười vì ông đã tính toán tất cả mọi việc trong kế hoạch của mình.

Do chiếc tàu có tải trọng lớn hơn hẳn những chiếc tàu thông thường, Archimedes đã dùng trục quay để kéo con tàu. Điều đặc biệt là với rất ít người giúp việc... Sau sự kiện này, Archimedes vẫn tiếp tục xây dựng sáng tạo và cho hạ thủy nhiều con tàu khác. Những nguyên lý của ông được áp dụng và lan truyền khắp nơi. Archimedes còn tham gia bảo vệ thành phố quê hương.

Chiếc gương "ma thuật" của Acsimet có khả năng đốt cháy tàu chiến La Mã (Hình minh họa)
Chiếc gương "ma thuật" của Acsimet có khả năng đốt cháy tàu chiến La Mã (Hình minh họa

Tương truyền, năm 212 TCN, Chấp chính quan La Mã Marcellus dẫn quân công phá thành Synacuse. Tình thế nguy ngập, mọi người đều hết sức lo lắng bởi nguy cơ mất nước đang hiển hiện khi sức mạnh của quân đội La Mã thời điểm này là bất khả chiến bại. Archimedes sử dụng nguyên lý đòn bẩy chế tạo hàng loạt máy bắn đá.

Khi quân La Mã đến chân thành, rất nhiều hòn đá vừa to vừa nặng bay với tốc độ nhanh rơi xuống đầu đội hình quân La Mã. Những chiếc khiên mộc bé nhỏ của quân lính La Mã đã không thể chống nổi sức công phá của những quả đạn đá “khổng lồ” này nên đã chịu thất bại nặng nề. Archimedes còn phát minh ra một cánh tay khổng lồ kiểu cần trục có thể vươn tới thuyền La Mã tóm chặt, nhấc bổng lên không trung, đưa đi đưa lại rồi quẳng vào những mỏm đá trên biển nát tan tành. Thống soái hải quân La Mã vô cùng sợ hãi ra lệnh các chiến thuyền của mình không được đến gần quân Synacuse kẻo bị kẻ địch “tóm mất”.

Tuy nhiên, điều kỳ lạ nhất khi chiến thuyên La Mã chạy khỏi ngoài tầm với của bàn tay cần trục khổng lồ, Archimedes lại hướng dẫn hàng ngàn trẻ em, phụ nữ người già trong thành xếp thành hình quạt, tay cầm gương chiếu vào các chiến thuyền La Mã. Ánh sáng qua mặt gương “Parabol” này làm lóa mắt các hoa tiêu đang dõi phương hướng khiến thuyền không thể đi đúng theo chỉ huy.

Đồng thời, năng lượng và sức nóng từ những chiếc gương phản chiếu lên những chiến thuyền chỉ làm từ gỗ đã nhanh chóng khiến các thuyền bị bốc cháy. Chính điều này đã khiến những người có mặt không hiểu vì sao lại như vậy. Ngay cả thống soái quân La Mã cũng phải than rắng: ”Đây là một cuộc chiến tranh giữa hạm đội La Mã và Archimedes chứ không phải với đất nước Synacuse”.

Mãi là bí ẩn 

Suốt nhiều năm sau đó, khi biết Archimedes vẫn còn chưa tạ thế, quân đội La Mã không dám tấn công Synacuse dù đã tốn rất nhiều công sức để “ăn cắp” các phát minh của Archimedes. Chính vì thế, trải qua suốt một thời gian dài, đất nước Synacuse sống trong cảnh bình yên, thịnh vượng. Mấy thế kỷ qua, các học giả luôn tranh cãi về truyền thuyết Archimedes dùng gương lợi dụng ánh sáng mặt trời đốt cháy chiến thuyên La Mã.

Rất nhiều học giả hoài nghi tính chân thực của truyền thuyết này. Họ đều cho rằng, người thời đó không thể có kiến thức về quang học và làm ra gương đủ chiếu sáng. Đặc biệt, có 2 giáo sư người Anh chuyên nghiên cứu truyền thuyết này đã phủ nhận tính chân thực của nó.

Theo họ, nguyên lý quang học, ánh sáng mặt trời trên bầu trời đại khái có góc quay 0,5 độ cho nên đường đi của chúng không phải song song thực sự và sẽ bị phát tán. Không thể có chuyện dùng một cái gương phẳng tập trung được các tia nắng mặt trời. Sau khi tính toán, hai vị giáo sư này còn nêu lên rằng, nếu hàng nghìn người, mỗi người cầm một cái gương mài bóng có diện tích 1m², cùng tập hợp ánh sáng vào một điểm, chỉ có thể đốt cháy một tấm gỗ có diện tích 0,5m2.

Hai giáo sư người Anh cho rằng, hiệu quả dùng gương phẳng phản xạ ánh nắng mặt trời rất có hạn, hơn nữa trình độ kỹ thuật thời đó không thể đạt được độ bóng hoàn toàn của mặt gương. Vì vậy, họ kết luận phần lớn truyền thuyết về Archimedes chế tạo vũ khí có thể chỉ là hư cấu.

Người đời sau do tôn kính Archimedes mà sáng tác ra câu chuyện tốt đẹp này để tôn thêm tầm vĩ đại của ông mà thôi. Nhưng cũng có một số học giả khác cho rằng, nên văn minh cổ đại nào đó đã đạt đến một trình độ khá phát triển, vì vậy không thể dùng suy luận hiện đại để phủ định truyền thuyết cổ đại.

Theo sự ghi chép của các tư liệu lịch sử, người La Mã tấn công thành Synacuse mãi không hạ được. Họ quyết định lùi xa và chỉ vây hãm chứ không tấn công. Với mục đích cắt đứt mọi sự liên hệ của thành Synacuse với bên ngoài. Sau một thời gian dài, do nội bộ người Synacuse có kẻ phản bội nên quân đội La Mã đã hạ được thành Synacuse. Sau khi Marcellus vào thành vô cùng khâm phục nhà bác học tài ba đã đánh bại quân đội La Mã nhiều lần này. Việc đầu tiên, ông ta cho người đi tìm Archimedes và hạ lệnh không được giết.

Nhưng khi đó, Archimedes không hề hay biết thành đã bị hạ. Ông đang chăm chú nhìn vào những hình vẽ trên cát và suy nghĩ. Ông chỉ nói với những tên lính một câu: ”Xin các ông đừng giẫm hỏng những vòng tròn của tôi! Hãy chờ tôi chứng minh xong định lý này đã”. Tuy nhiên, một người lính La Mã ngu xuẩn đã không kìm được sự tức giận khi rút kiếm đâm chết nhà bác học thiên tài 75 tuổi này. 

Thống soái La Mã Marcellus biết tin vô cùng đau đớn. Ông ta nghiêm trị tên lính La Mã kia và xây mộ cho Archimedes rất nghiêm trang. Theo di chúc của Archimedes, trên bia mộ ông khắc một hình trụ và một hình cầu cắt nội tiếp với thể tích tỷ lệ 3/2. Nhà bác học này đã đem sở thích và đề tài khoa học của mình sang một thế giới khác. Do mọi người không hiểu hay nói chính xác hơn là không đủ trình độ để tìm hiểu về những nghiên cứu khoa học của Archimedes, nên rất nhiều tư liệu khoa học của ông đã bị mất sau khi thành Synacuse bị hạ.

Đến nay, phương pháp đốt cháy chiến thuyền quân đội La Mã của Archimedes như thế nào mãi mãi là một bí ẩn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Phù điêu về cánh tay nối dài của Archimedes

Trên phù điêu được tìm thấy trong điện thờ nữ thần Ác vận Primener ở Prilaist gần Thủ đô Roma (Italia) có bức tranh điêu khắc một chiến thuyền La Mã cổ. Nét chạm tinh xảo, hình dáng chiếc thuyền rất thích hợp với tác chiến. Nhà khoa học thiên tài Archimedes đã phát minh ra chiếc máy đồ sộ giống như một cánh tay nối dài, mà thực chất là một cần trục có thể di chuyển được chiến thuyền La Mã.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.