Những bí ẩn quanh việc Archimedes nhấn chìm chiến thuyền La Mã cổ đại

Những bí ẩn quanh việc Archimedes nhấn chìm chiến thuyền La Mã cổ đại
(PLVN) - Archimedes (Ac-si-met) là nhà bác học Hy Lạp cổ đại với câu nói nổi tiếng: "Eureka - Tìm ra rồi" hay “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng Trái đất này lên”. Ông không chỉ để lại một kho tàng đồ sộ những kiến thức khoa học cho hậu thế mà giai thoại về cánh tay nối dài, hay phương pháp đốt cháy chiến thuyền của quân đội La Mã cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Vì sao ông có thể làm được như vậy?

Từ bài toán về chiếc vương miện 

Archimedes (287-212 trước Công nguyên) là một nhà toán học, vật lý học, nhà phát minh vĩ đại của đất nước Hy Lạp cổ đại. Câu nói này có lẽ dùng để giải thích nguyên lý và sức mạnh đòn đẩy của Archimedes cho vua thành bang Synacuse đảo Sicily bên bờ Địa Trung Hải (nay thuộc đất nước Italia).

Cha của Archimedes là một nhà toán học, thiên văn học uyên bác. Được sự dìu dắt và chỉ bảo tận tình của cha, ngay từ nhỏ, Archimedes đã say mê học tập, suy nghĩ về những điều xung quanh mình. Năm 11 tuổi, ông đã vượt biển sang thành Alexandria (Ai Cập) học các bộ môn kiến thức như triết học, toán học, thiên văn học, vật lý học.

Vốn trước đó, ông đã được nghe nhiều người đi trước và chính từ cha mình, ở đó có thầy Conon, học trò nhà bác học Euclid rất giỏi về những lĩnh vực trên. Chính vì thế, Archimedes quyết tâm lặn lội tới vùng đất xa xôi để “tầm sư học đạo” và ông đã nhận được sự ủng hộ từ cha mình. Sau này, quyết định sáng suốt đã được đền đáp khi Archimedes phát huy tài năng trong lĩnh vực vật lý học. Archimedes được tôn vinh là “Người cha của cơ học”.

"Eureka! Tìm ra rồi!"
"Eureka! Tìm ra rồi!" 

Sự phát triển của nguyên lý Archimedes là một cống hiến quan trọng của ông đối với động lực học. Tương truyền, vua Hieron có một người thợ khéo tay đến làm một vương miện bằng vàng ròng. Sau khi vương miện làm xong, không những kiểu dáng rất tinh vi, trọng lượng cũng hoàn toàn bằng với số vàng nhà vua trao cho người thợ.

Nhà vua hết sức mừng rỡ, nhưng một vị đại thần thân cận cảm thấy hoài nghi việc vương miện bị ăn bớt trọng lượng. Vị này bèn nhắc nhở nhà vua: “Trọng lượng của vương miện tại sao lại hoàn toàn phù hợp với trọng lượng vàng nhà vua trao cho? Phải chăng trong vương miện này người thợ đã pha thêm một thứ kim loại nào như bạc chẳng hạn?”. Lời nói của vị đại thần khiến nhà vua từ vẻ vui mừng cũng chuyển sang hoài nghi.

Ông ta lập tức phái người đi gọi Archimedes đến, ra lệnh cho ông kiểm tra vương miện có bị pha trộn một số kim loại nào khác hay không. Tất nhiên, nhà vua kèm theo điều kiện rất “bắt buộc”: không được làm biến dạng vương miện hiện có và không được phép tác động cơ học vào vương miện như cưa hay đục. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải xem số kim loại pha vào trong vường miện là bao nhiêu? Có thể nói, trước yêu cầu này của nhà vua Hieron hết sức hóc búa.

"Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng Trái đất lên"
"Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng Trái đất lên"  

Nhiều vị đại thần trong cung điện cũng phải lắc đầu vì không nghĩ ra cách gì khác. Vào thời điểm đó muốn giải quyết một vấn đề như vậy, không phải ià chuyện dễ dàng khi chưa hề có bất cứ phương pháp nào tách chiết hay đong đếm được. Trước hết đây là một việc chưa có kinh nghiệm của tiền nhân; hai là chưa có sẵn một biện pháp nào dễ ứng dụng.

Thế nhưng, nhận chỉ thị vua ban, Archimedes không hề nao núng, dù biết đó là một vấn đề khó. Ông vẫn tiếp nhận sứ mệnh của nhà vua trao cho. Archimedes suy nghĩ ngày đêm, cố tìm tòi một số lý luận cũng như một số biện pháp thực nghiệm để giải quyết vấn đề, nhưng vẫn hoàn toàn không có cơ sở và một số thực nghiệm của ông đã thất bại.

Một hôm, vua Hieron cho triệu Archimedes vào cung để báo cáo tình hình nghiên cứu đã tiến triển đến đâu. Do Archimedes làm việc quên ăn quên ngủ đã lâu không tắm rửa nên ông quyết định đi tắm xong mới vào cung. Sau khi đi vào phòng tắm, đầu óc ông vẫn tiếp tục suy nghĩ vấn đề về đo chiếc vương miện. Do vậy, nước trong bồn tắm đã dâng cao cho đến miệng bồn. Khi Archimedes bước vào bồn tắm nước liền tràn ra ngoài.

Lúc này, thân người ông đã chìm xuống nước càng sâu, thân thể cúa ông càng cảm thấy nhẹ hơn và nước lại tiếp tục chảy ra ngoài. Mãi đến khi thân thể của ông chìm hẳn xuống nước, nước mới không chảy ra ngoài nữa. Lúc bấy giờ Archimedes vội vàng bước ra khỏi bồn tắm, thấy nước trong bồn do chảy ra ngoài nên mực nước xuống thấp.

Đôi mắt của ông liền sáng lên, chừng như ông đã phát hiện được điều gì đó rất thú vị mà chưa bao giờ Archimedes nghĩ tới. Ông vui mừng như điên, quên mặc cả quần áo chạy đến hoàng cung. Trên đường đi ông vừa chạy vừa kêu to: “Tìm được rồi! Tôi tìm được rồi!” mà quên cả những ánh mắt tò mò xen lẫn thích thú vì nhìn thấy bộ dạng của ông như vậy ở trên đường.

Thì ra, Archimedes qua hiện tượng tưởng như hết sức bình thường đó nhưng ông đã phát hiện được phương pháp để tìm hiểu chiếc vương miện của nhà vua đã bị pha trộn bao nhiêu kim loại khác. Khi đó Archimedes mới gọi người đưa tới 3 vật: một tảng sắt, một tảng vàng ròng, và chiếc vương miện. Cả 3 vật có trọng lượng bằng nhau. Ông lần lượt cho nhúng ngập chúng vào một chiếc bình được đổ đầy nước, và đo lượng nước trào ra.

Kết quả là lượng nước trào ra khi nhúng ngập chiếc vương miện nhiều hơn khi nhúng ngập tảng vàng, ít hơn tảng sắt. Archimedes giải thích: “Đáp án chính là đây! Chiếc vương miện không phải bằng toàn vàng ròng, cũng không phải bằng sắt! Khi thợ kim hoàn làm chiếc vương miện này chắc chắn đã trộn không ít bạc vào đó”. Lý lẽ đanh thép của Archimedes khiến người thợ kim hoàn hết đường chối cãi, phải thú nhận là đã thay một lượng bạc vào để đúc chiếc vương miện. Sự khám phá này không chỉ giúp Archimedes nổi tiếng và được vua Herion thán phục mà bản thân ông còn nhận được sự tán dương của rất nhiều nhà khoa học khi đó.

Tương truyền, Archimedes sau khi tìm hiểu được chiếc vương miện bị pha trộn kim loại khác, ông đã dâng sớ xin vua Herion không trừng phạt người thợ làm kim loại mà chỉ bắt anh này lao động công ích thay vì chịu xử đi đày vì gian dối. Hành động đó của Archimedes càng khiến nhiều người vốn đã yêu quý ông, lại càng cảm khái trước tấm lòng bao dung đó.

Một con người tận tâm cho khoa học 

Sự phát hiện của Archimedes về sau đã trở thành nguyên lý cơ bản của “Lưu thể tịnh lực học”. Để ghi ơn nhà khoa học vĩ đại này, người ta đã dùng tên ông để đặt tên cho nguyên lý “Nguyên lý Archimedes” (Archimedes principle). Cả cuộc đời Archimeđes, lúc nào ông cũng dốc hết tinh thần vào víệc nghiên cứu khoa học, chính vì vậy thành tựu của ông để lại cho nhân loại sau này rất lớn.

Ngoại trừ số học và lực học ra, đối với thiên văn học và quang học, ông cũng có rất nhiều thành tựu nổi bật. Những trước tác của ông còn giữ lại gồm có: “Bàn về hình cầu và trụ tròn” (On the “Trắc địa hình tròn” (Measurement of the Cirele), “Bàn về thể hình nón và thể cầu” (On Conoids and Spheroids), “Bàn về tuyến xoắn” (On Spirals), “Bàn về sự cân bằng của tấm ván mặt phẳng hoặc trọng tâm của mặt phẳng” (On the Equilibrium of Planes or Centres of Gravity of Pianes) “Cách tìm diện tích của hình parabole” (Kuadrature of the Parabola), “Bàn về thể nổi”, (On Floating Bodies), “Cách tính toán của hạt cát” (The Sand Reckoner), “Phương pháp” (The Method), “Dẫn lý tập thành” (Lemmas).

Nhưng trước tác đã bị thất truyền gồm có: “Bàn về đòn bẩy” (On Balances or Levers), “Bàn về trọng tâm” (On Centres of Gravity) và “Bàn về việc chế tạo quả cầu” (On Sphere Making)...  Thành quả nghiên cứu khoa học quý báu cúa Archimedes để lại cho hậu thế, cũng như tấm gương sáng chói của ông về tinh thần hiến thân cho khoa học luôn được nhiều nhà sử gia ghi lại.

Điểm đáng quý của ông ở chỗ, ông không sợ khó khăn, mạnh dạn trèo lên những đỉnh cao trong nghiên cứu khoa học, cũng là một di sản quý báu để lại cho người đời sau. Thời đại hiện nay so với thời đại mà Archimedes sống đã hoàn toàn khác nhau. Nhưng người của ngày hôm nay, vẫn có thể tìm được những gợi mở có ích qua các công trình mà Archimedes đã nghiên cứu, thậm chí từ chính con người ông, một người tận tâm và hết lòng cho khoa học.

(Đón đọc: Bí ẩn quanh việc Archimedes đánh đắm chiến thuyền La Mã cổ đại

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.