Nguyễn Bặc - Vị tướng khai quốc công thần triều đại vua Đinh

Lăng mộ Định Quốc công Nguyễn Bặc tại xã Gia Phương, GIa Viễn, Ninh Bình.
Lăng mộ Định Quốc công Nguyễn Bặc tại xã Gia Phương, GIa Viễn, Ninh Bình.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nguyễn Bặc (924 - 979), ông cùng tuổi và cùng làng Đại Hữu với vua Đinh, giúp Đinh Bộ Lĩnh bình định mười hai sứ quân, lập công lớn, được vua Đinh phong là Định Quốc công, vị trí như Tể tướng trong triều đình nhà Đinh.

Vị tướng tài ba

Nguyễn Bặc là con trai Nguyễn Thước, một gia tướng của Dương Đình Nghệ. Năm 951, Đinh Bộ Lĩnh dấy binh ở động Hoa Lư để mưu cầu thống nhất giang sơn. Nguyễn Bặc đã có mặt ngay từ buổi đầu dưới ngọn cờ đại nghĩa đó. Trong những năm tháng đánh dẹp các sứ quân, Nguyễn Bặc luôn luôn bên cạnh Vạn Thắng Vương, là vị tướng dũng lược tiên phong. Theo thần phả đình Ba Dân ở Thanh Trì (Hà Nội), ngày 6/6/967 (Đinh Mão), Đinh Bộ Lĩnh điều một đạo quân do tướng Nguyễn Bồ chỉ huy tiến đánh sứ quân

Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt, một sứ quân mạnh nhất lúc bấy giờ, nhưng nhiều ngày vẫn không hạ được thành. Tướng Nguyễn Bồ (là anh ruột Nguyễn Bặc) và ba tướng khác, cùng rất nhiều binh lính đều tử trận. Đinh Bộ Lĩnh cả giận, thống lĩnh toàn quân, cử Nguyễn Bặc làm Đại tướng tiên phong, đánh một trận phá tan sứ quân Nguyễn Siêu vào ngày 15/7.

Đến nay, bốn làng Tây Phù Liệt còn đền thờ các tướng Nguyễn Bặc và Nguyễn Bồ làm Thành hoàng. Chiến thắng Tây Phù Liệt, phá tan sứ quân Nguyễn Siêu, có ý nghĩa quyết định trong việc kết thúc thắng lợi công cuộc dẹp loạn 12 sứ quân, đưa giang sơn về một mối của nghĩa quân Hoa Lư do Vạn Thắng Vương thống lĩnh.

Nguyễn Bặc trưởng thành nhanh chóng, trở thành vị tướng tài ba bậc nhất của Vạn Thắng Vương. Khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Bặc được xếp là Đệ nhất công thần, đứng đầu các quan văn võ; nhưng khi thiết triều, ông khiêm tốn ngồi sau Đinh Điền, vì ông cho rằng, Đinh Điền cũng là bạn đồng niên, đồng hương, lại cùng họ với vua Đinh.

Tượng đệ nhất công thần Nguyễn Bặc.
 Tượng đệ nhất công thần Nguyễn Bặc. 

Chuyện kể lại rằng, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân thắng lợi, vua Đinh phân vân nên lấy vị hiệu cũ là Vạn Thắng Vương hay xưng đế.Chính Định Quốc Công Nguyễn Bặc tâu rằng: “Ngày nay, nhà vua đã thống nhất bờ cõi, thu giang sơn về một mối, dân chúng khắp nơi một lòng quy phục, có thực lực mạnh hơn hẳn Lý Nam Đế và Ngô Vương Quyền trước đây, tại sao chỉ xưng vương mà không xưng đế như các triều vua phương Bắc?

Nhà vua không lên ngôi Hoàng đế, dựng nền chính thống của nước Đại Cồ Việt ta thì còn ai làm được việc đó? Trước đây, nhà Nam Hán đem hàng vạn quân thủy bộ sang xâm lược nước ta đã bị Ngô Vương Quyền đánh cho tan tác ở cửa sông Bạch Đằng. Nay nhà vua có binh hùng, tướng mạnh gấp nhiều lần thì sợ gì giặc Bắc?”. Nghe lời khuyên của Nguyễn Bặc, các đại thần đồng thanh dâng vị hiệu, Đinh Bộ Lĩnh quyết định xưng Hoàng đế, hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế.

Lại một chuyện khác. Khi tìm đất định đô, Đinh Bộ Lĩnh định lập đô ở Đại hữu quê nhà, nhưng Nguyễn Bặc đã khuyên vua Đinh rằng, đất Đại Hữu không hiểm trở, nên lấy Hoa Lư làm đô. Chính “Đại Việt sử ký toàn thư” cũng chép:“Khi ấy mười hai sứ quân đều tự làm hùng trưởng cắt giữ đất đai... vua đánh dẹp được cả, mới tự xưng đế, chọn chỗ đất phẳng ở Đàm Thôn, muốn dựng làm kinh đô, nhưng thế đất chập hẹp, lại không có lợi về sự đặt hiểm, nên lại đóng đô ở Hoa Lư (nay là phủ Trường Yên)”.

Năm Tân Mùi (971), Nguyễn Bặc được vua Đinh gia phong là Khai quốc công thần, Phụ quốc, Thừa tướng, Thái Tổ Định Quốc Công, tức là vị Tể tướng đầu tiên trong lịch sử nước ta từ thế kỷ thứ X. Lúc này ông vừa 47 tuổi đời. Là một vị Tể tướng, ông cũng rất chý ý tiến cử người hiền tài cho vua Đinh. Khi vua Đinh định trao cho ông cả chính quyền và binh quyền, ông đã từ chối mà tiến cử Lê Hoàn, một viên tướng trẻ đầy tài năng, hiện đang dưới quyền Nam Việt Vương Đinh Liễn, lên làm Thập đạo Tướng quân (chức Tổng chỉ huy quân đội thời Đinh).

Trong ngót 10 năm, với vị trí là người đứng đầu bộ máy hành chính triều Đinh, Nguyễn Bặc đã giúp vua Đinh xây dựng hệ thống chính quyền phong kiến tập trung, thống nhất, xóa bỏ cát cứ, xây thành đắp hào, làm cung điện, đặt triều nghi.

Trung thành chống phản loạn

Đêm Trung Thu năm Kỷ Mão (979), Đinh Tiên Hoàng và con trai là Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại. Sau đó, triều đình tôn Vệ Vương Đinh Toàn lên làm vua kế vị.

Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn xưng là Phó Vương, lại có tình riêng với Thái hậu Dương Văn Nga. Đinh Điền và Nguyễn Bặc hội quân ở Ái Châu (Thanh Hóa) kéo về Hoa Lư để đánh Lê Hoàn. Sử cũ chép: “Bấy giờ Hoàn mới chỉnh đốn binh sĩ, đánh nhau với Điền, Bặc ở Tây Đô (Thanh Hóa). Điền, Bặc thua chạy, lại đem thủy quân ra đánh. Hoàn nhân gió phóng lửa đốt chiến thuyền, chém Điền tại trận, bắt được Bặc đóng cũi đưa về kinh sư kể tội... bèn chém đầu để rao”. Theo gia phả thì Nguyễn Bặc bị hành quyết ngày 7/11/979 ở Ngô Khê Thượng, ngoại thành Hoa Lư. 

Kinh Thành Hoa Lư có9 vòng thành, Ngô Kế Thượng nằm ở vòng thành thứ 7, là nhiệm sở của ông khi còn sống. Đến nay ở đây vẫn còn đền thờ và có tượng của ông. Khu bản doanh cũ của ông nay gọi là làng Hành Khiển.

Nguyễn Bặc bị hành quyết, con cháu ông bỏ làng chạy lên Kinh Bắc (Bắc Ninh) và vào Tống Sơn (Thanh Hóa). Nguyễn Bặc có hai con trai là Nguyễn Đê và Nguyễn Đạt. Sau này Nguyễn Đê đã giúp Lý Công Uẩn lật đổ Lê Ngọa Triều, lên ngôi vua, thay nhà Tiền Lê đã mục nát.Dòng Nguyễn Đê, con cả Nguyễn Bặc, về sau cũng rất phát đạt. Nguyễn Trãi thuộc đời thứ 10, Nguyễn Hoàng, Chúa Nguyễn đầu tiên mở mang và gây nên nghiệp lớn nhà Nguyễn sau này thuộc đời thứ 15 của Nguyễn Bặc.

Nguyễn Bặc là một trong những nhân vật lịch sử xuất sắc của đất nước ta cuối thế kỷ X, là vị anh hùng dân tộc có công lớn trong sự nghiệp dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, dựng nền chính thống Đại Cồ Việt.

Có khá nhiều thơ văn, câu đối ca ngợi công đức của ông. Từ đường họ Nguyễn ở thôn Vĩnh Ninh, xã Gia Phương (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) là quê hương của ông, có bức đại tự rất đáng tự hào “Khởi nguyên đường” (khởi đầu dòng họ Nguyễn). Đền thờ ông ở Ngô Hạ (Ninh Hòa, Hoa Lư, Ninh Bình) cũng có bức đại tự “Trung quán nhật nguyệt” (trong sáng như mặt trời, mặt trăng).

Đền thờ họ Nguyễn ở Gia Miêu (Hà Trung, Thanh Hóa) có đôi câu đối rất hay, nói lên sự nối tiếp vẻ vang của dòng họ Nguyễn: “Duệ xuất Gia Miêu vương tích hiển Khánh lưu Đại Hữu tướng môn quang”.Tạm dịch: Cửa tướng phúc dày làng Đại Hữu/ Dòng Vương nối ở đất Gia Miêu.

Hiện nay tại trung tâm thành phố Ninh Bình đang xây dựng khu Quảng trường - tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế với 4 góc có tượng 4 vị quan đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cao 5m, có lính canh và ngựa bằng đá.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.