Ngôi đền thiêng ở vùng đất cổ quê hương Đức Thánh Trần

Cổng vào di tích đền Bảo Lộc.
Cổng vào di tích đền Bảo Lộc.
(PLVN) - Về cuộc đời huyền thoại của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, dân gian có câu thành ngữ: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc”. Trong hàng ngàn ngôi đền thờ Đức Thánh Trần trên khắp nước Việt, có đền Bảo Lộc (Nam Định) ở chính mảnh đất quê hương Ngài. 

Đền thiêng dựng trên đất "thang mộc"

Đền Bảo Lộc tọa lạc tại xã Mỹ Phúc huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định nguyên là đền An Lạc, thuộc làng Bảo Lộc, tổng Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Đền được xây dựng trên đất “thang mộc” của An sinh vương Trần Liễu, thân phụ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. An sinh vương Trần Liễu cũng là anh trai của Trần Thái Tông - vị vua đầu tiên của vương triều Trần. 

Bước vào cửa đền bạn sẽ gặp câu đối ngay phía trước: “Thử địa vi thánh phụ sở cư, thiên cổ cố truyền thang ấp xứ/ Kim thiên kế tiền nhân chi kiếp vạn niên do lại lộc hương an”. (Nghĩa là: Đất này nơi thánh phụ ở năm xưa ngàn thuở vẫn còn nên thang ấp ấy/ Ngày nay nối tiền nhân từng dựng đặt muôn năm nhờ cậy lộc hương đây).

Ngược dòng lịch sử, thời Trần, cùng với việc xuất hiện chế độ Thượng hoàng, năm 1262, hương Tức Mặc (thuộc thành phố Nam Định ngày nay) đổi thành phủ Thiên Trường và được xây dựng quy mô như một kinh đô thứ hai sau Thăng Long.

Bên cạnh việc xây dựng cung điện, nhà cửa nguy nga tráng lệ cho bậc đế vương, nhà Trần còn phong hàng loạt thái ấp cho các quý tộc, bao quanh như một vành đai bảo vệ Thiên Trường. Ấp An Lạc ngày đó cách trung tâm Thiên Trường 2km (đường chim bay) về phía bắc, là vùng đất lành, bờ xôi ruộng mật, trù phú, phì nhiêu, được sách cổ miêu tả “ruộng hơn ngàn mẫu, ao hơn trăm chiếc”.

Tương truyền, ấp An Lạc là nơi lớn lên, sinh sống của anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn. Cuộc đời Ngài như một huyền thoại, là một thiên anh hùng ca bất hủ của một nhân cách cao cả, tài năng quân sự lỗi lạc. Trần Quốc Tuấn đã từng khảng khái trả lời vua Trần Nhân Tông trong lúc đất nước nguy nan: “Xin hãy chém đầu thần trước, sau hãy hàng giặc. Đầu thần còn giữ được, xã tắc vẫn bền vững lâu dài, xin bệ hạ đừng lo”. 

Đền Bảo Lộc đã được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia
Đền Bảo Lộc đã được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia

Với công lao to lớn giúp nhà Trần ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông xâm lược, tháng 4 năm 1288, Trần Quốc Tuấn được ban tước hiệu “Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương”. Khi ông mất, triều đình lại phong là “Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân vũ Hưng Đạo đại vương”.

Suốt một đời phò vua giúp nước, ông dốc sức xây dựng Đại Việt thành quốc gia “Thái bình thịnh trị” với câu nói nổi tiếng “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Chính sách trọng nông, lấy dân làm gốc…không chỉ giúp nhà Trần chiến thắng những kẻ thù mạnh nhất mà còn giúp vương triều tồn tại và phát triển rực rỡ gần 200 năm. 

Là đại thần của triều đình, được ví là bậc Thượng phụ nhưng Hưng Đạo đại vương luôn lấy chữ “nhân” để xử thế, vì vậy ông gần gũi với dân và được nhân dân tôn kính. Đức Thánh Trần được nhân dân thờ ở nhiều nơi trong đó có ấp An Lạc là nơi anh hùng dân tộc đã gắn bó thuở thiếu thời.

Viết về Trần Hưng Đạo, trong cuốn “Việt sử tiêu án” của sử gia Ngô Thì Sĩ có đoạn: “Tài văn võ đủ làm phép cho muôn nước mà không dám cậy tài năng, Anh hùng nổi tiếng hai nước mà không nhận công nghiệp. Thế lực có thể lật sông núi đuổi sấm sét, mà lúc nào cũng coi uy nhau vua ở trước mặt. Nay xem ra theo nghĩa mà phải không theo lời cha. Biết có nước mà không biết đến nhà, bẻ mũi gậy để đi theo hầu vua, giơ gươm mà kể tội con. Lòng trung thành sáng như mặt trời”. 

Công trình kiến trúc độc đáo

Đền Bảo Lộc ban đầu được xây dựng ven sông Châu gồm ba gian gỗ lim lợp ngói mũi hài, sau bờ sông bị sói lở, đền được di chuyển vào vị trí như hiện nay. Một thời gian dài tồn tại với quy mô nhỏ, đến đầu thế kỷ XX, đền Bảo Lộc được nâng cấp thành công trình kiên cố, rộng lớn cả về quy mô, tầm vóc. 

Đền nằm chính giữa, quay hướng đông, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là phủ thờ Mẫu, phía sau đền là Khải Thánh thờ vương phụ, vương mẫu, phu nhân của Trần Hưng Đạo. Toàn bộ khu di tích được thiết kế đăng đối, hài hòa, không gian thoáng đãng tạo cảm giác thanh thoát lòng người về lễ thánh.

Đền Bảo Lộc (đền chính) có quy mô lớn nhất so với các kiến trúc ở đây. Đền xây theo kiểu chữ đinh gồm tiền đường 7 gian rộng, trung đường dài 5gian, hậu cung 3 gian. Kiến trúc của đền đơn giản, các cột xây bằng gạch, nhiều con xà được đổ xi măng cốt thép bền vững, bề thế. 

Đền Bảo Lộc hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quý, như sáu bộ cánh cửa ở hậu cung với những mảng chạm tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Trong đền, ngoài bài vị còn có pho tượng Trần Hưng Đạo bằng đồng trong tư thế ngồi nặng 4,8 tấn, đặt ở trung đường; đôi bên có tượng Hưng Vũ Vương Nhiễn và Phạm Ngũ Lão là con trai và con rể của ông. Ngoài ra còn có pho tượng Đức Thánh Trần bằng gỗ trầm hương được đặt tại hậu cung, hai bên là tượng thầy dạy văn và thầy dạy võ.

Đền Khải Thánh nằm ở phía sau, kiến trúc tương tự như đền chính nhưng phần nền cao hơn 3m, thờ thân phụ, thân mẫu, phu nhân và hai người con gái của Trần Hưng Đạo. 

Trong hàng trăm di tích thờ Trần Hưng Đạo trên địa bàn tỉnh Nam Định, đền Bảo Lộc là di tích đặc biệt có ý nghĩa vì mảnh đất này đã gắn với quê hương tuổi thơ của ông. Dân gian có câu nói về cuộc đời Đức Thánh Trần: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc”. 

Lễ hội đền Bảo Lộc hàng năm cũng chính là dịp kỵ nhật của Đức Thánh Trần (20/8 âm lịch) gắn với câu thành ngữ nổi tiếng: “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ. Lễ hội đền Bảo Lộc thu hút hàng ngàn con dân nước Việt về nguồn giỗ Cha cũng là để cảm thấy được che chở, được khai sáng bởi những bài học đạo lý, nhân văn sâu sắc từ cuộc đời sự nghiệp của Quốc Công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - vị Thánh nhân trong lòng dân Việt.

(Đón đọc: Bí ẩn lăng mộ Đức Thánh Trần) 

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.