Làm gì để cứu gốm Chu Ru, cứu làng nghề K’răng Gọ?

Học sinh Trường THPT Pró trải nghiệm làm gốm dưới sự hướng dẫn của những nghệ nhân làng K’răng Gọ.
Học sinh Trường THPT Pró trải nghiệm làm gốm dưới sự hướng dẫn của những nghệ nhân làng K’răng Gọ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Như đã nói ở bài trước, không chỉ là nghề truyền thống từng rất hưng thịnh của làng K’răng Gọ, gốm Chu Ru còn mang đậm nét tâm linh của đồng bào dân tộc Chu Ru. Thế nhưng hiện nghề gốm đang mai một, làng nghề có nguy cơ tắt lửa. Bởi vậy, bài toán cứu gốm Chu Ru, giữ lửa làng nghề K’răng Gọ đang là vấn đề cấp thiết...

* Lắt lay nghề gốm truyền thống của đồng bào Chu Ru

Thực ra, giải pháp cứu gốm, cứu làng nghề là vấn đề đã được đặt ra từ lâu và làm đau đầu những người tâm huyết với gốm Chu Ru. Đi tìm hiểu nguyên nhân khiến gốm Chu Ru rơi vào tình trạng mai một người ta mới thấy việc vực dậy gốm Chu Ru không phải chuyện một sớm, một chiều.

“Sản phẩm gốm đặc trưng của đồng bào Chu Ru làm ra không có nơi tiêu thụ. Đó là nguyên nhân chủ yếu ở K’răng Gọ hầu như không nhà nào còn đỏ lửa, duy trì nghề làm gốm, không nhà ai còn làm nghề”, Linh mục Phêrô Trần Quốc Hưng Long, quản xứ Giáo xứ Ka Đơn, nơi còn lưu giữ khá nhiều đồ vật làm bằng gốm mộc K’răng Gọ, của đồng bào Chu Ru, cho biết.

Theo chia sẻ của cha Hưng Long, ông phát hiện ra gốm Chu Ru khi chuẩn bị khánh thành nhà thờ Ka Đơn mới vào năm 2014. Lúc đó, người ta thấy trong nhà kho cũ khá nhiều vật dụng bằng gốm cũ xưa có hình dáng và hồn cốt đặc biệt. Hỏi các giáo dân thì nhiều người bảo sản phẩm nghề truyền thống của làng K’răng Gọ, cách nhà thờ không xa lắm.

Lúc tìm đến làng, gần như không nhà nào còn đỏ lửa duy trì nghề làm gốm mộc không bàn xoay độc đáo này. Thế là nhà thờ bàn bạc với các người thợ còn giữ nghề việc phục hồi, từ nguồn đất, mẫu mã cho đến đầu ra cho sản phẩm...

Sản phẩm gốm Chu Ru đơn giản, mộc mạc và tiện dụng với đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Sản phẩm gốm Chu Ru đơn giản, mộc mạc và tiện dụng với đời sống sinh hoạt hàng ngày.  

Ở câu chuyện đầu ra cho sản phẩm, để gốm Chu Ru được người tiêu dùng chấp nhận thì những nghệ nhân nơi đây cũng cần khắc phục những mặt hạn chế về kỹ thuật cũng như mỹ thuật trang trí trên sản phẩm. Nhiều nghệ nhân làng K’răng Gọ thừa nhận: Gốm của Krăng Gọ không đa dạng về mẫu mã và không tinh xảo bằng gốm Bầu Trúc. 

Trên thực tế, làng gốm Bầu Trúc xưa kia cũng rơi vào tình trạng như gốm Chu Ru ngày nay, nhiều năm trước, bà con ở Bầu Trúc cũng làm gốm như ở Krăng Gọ hiện nay, họ cũng rất nghèo vì sản phẩm không có đầu ra. Rồi được sư quan tâm đầu tư của Nhà nước, các ngành, họ đã mời những giảng viên ở Trường Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh về giảng dạy cho các nghệ nhân ở Bầu Trúc làm gốm mỹ nghệ. Vì vậy, sản phẩm gốm của người Chăm ở Bầu Trúc đã sắc sảo, đa dạng về mẫu mã hơn rất nhiều và được thị trường chấp nhận. Ngày nay, thu nhập của những nghệ nhân làm gốm ở Bầu Trúc đạt từ 2-3 triệu đồng/tháng, đời sống ổn định. Nghề làm gốm nơi đây ngày một phát triển.

Gốm Chu Ru được làm thủ công nên rất kỹ lưỡng và bền, đẹp.
Gốm Chu Ru được làm thủ công nên rất kỹ lưỡng và bền, đẹp.  

Gốm của người Krăng Gọ cũng là một sản phẩm hàng hóa, vì vậy thị trường tiêu thụ cũng như chất lượng, mẫu mã của sản phẩm là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại. 

Không chỉ có những nghệ nhân như già Ma Li, người yêu mến gốm Chu Ru như Cha Trần Quốc Hưng Long, ngay cả lãnh đạo xã Próh cũng đang làm hết khả năng để có thể đưa gốm Chu Ru trở lại. Đảng bộ xã Próh đã ra hẳn nghị quyết để nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề. Ngay cả Sơ Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cũng đã phối hợp với Sở Công Thương và Chương trình khuyến công của tỉnh xây dựng, triển khai Đề án phát triển làng du lịch Próh. 

Thậm chí, năm học 2019 - 2020 là năm đầu tiên các em học sinh khối lớp 12, Trường THPT Pró được tham gia vào những tiết học Lịch sử đặc biệt. Với nội dung lịch sử địa phương, các em được tìm hiểu về nghề làm gốm truyền thống của chính nơi mà ngôi trường mình đóng chân. Với chuyên đề “Dạy học lịch sử địa phương kết hợp giáo dục, bảo tồn nghề làm gốm của người Chu Ru ở làng Krăng Gọ - xã Pró”. 

Trong thời gian hai tuần, các em học sinh đã được tham gia trải nghiệm thực tế như tham quan các hộ gia đình làm gốm, được trực tiếp tham gia vào quy trình làm gốm dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân tại Trường THPT Pró, được nghe nghệ nhân Ma Li giới thiệu các công đoạn, quy trình, dụng cụ làm gốm. Tuy nhiên đến nay, việc gìn giữ và phát triển gốm Chu Ru vẫn là một bài toán khó chưa đạt được kết quả mong muốn. 

Hơn nữa, cũng bởi sự khó khăn của đầu ra mà hiện nay ở làng K’răng Gọ không có người trẻ theo đuổi và đam mê với nghề làm gốm của đồng bào mình. K’răng Gọ giờ đây chỉ còn vài nghệ nhân, trong đó có hai chị em già Ma Li duy trì nghề nặn gốm. Cứ có thời gian rảnh rỗi, hai chị em bà Ma Bi và Ma Li lại lên núi K’Lơr, lấy đất gùi về nặn gốm cho đỡ nhớ nghề. 

Trước sự phát triển của đồ nhôm, đồ nhựa và những sản phẩm của công nghiệp gia dụng, gốm Chu Ru của người Krăng-gọ đang mai một dần...Thi thoảng những nghệ nhân như già Ma Li chỉ bán được một vài sản phẩm gốm cho khách du lịch, kiếm vài đồng thêm thắt chút mắm muối, chứ tập trung làm gốm thì không đủ trang trải cuộc sống. 

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.