Huyền thoại ngôi làng Cổ “đất đẻ ra quan”

Đình làng Cổ Am.
Đình làng Cổ Am.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ở cái vùng vốn được coi là “chiêm khê, mùa thối”, đất chật người đông, xã Cổ Am (huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) nổi tiếng khắp đất Cảng bởi “nghề”… học. Nơi đây hiện vẫn còn lưu truyền những câu chuyện về dải đất “đầu rồng” với huyền thoại “đất đẻ ra quan”!

Huyền thoại vùng đất quan

Nếu không kể đến các xã hải đảo, Cổ Am được đưa vào danh sách “vùng sâu, vùng xa” vì không được thiên nhiên ưu ái như một số địa phương khác của TP Hải Phòng. Do đó, đối với người dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, học tập được coi là cách duy nhất để “thoát ly”, thoát nghèo.

Người Vĩnh Bảo nói chung và người Cổ Am nói riêng đều coi trọng sự học. Tài sản quý giá nhất ở mỗi gia đình nơi đây không phải là kho thóc đầy, cánh đồng xanh mướt thuốc lào mà lại là những tấm bằng khen, giấy khen và tên tuổi lưu danh tại Sổ vàng truyền thống của địa phương. 

Các cụ cao niên trong làng kể lại, xã Cổ Am trước đây được gọi là làng Cổ. Gọi là làng Cổ để dễ phân biệt với hơn chục làng khác có tên Am, như: Thượng Am, Hạ Am, Trung Am, Nam Am, Liên Am… Nhắc đến làng Cổ, người ta nghĩ ngay đến “làng khoa bảng”, “đất cách mạng”, “đất đẻ ra quan” bởi số lượng người tài, giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ gần như xếp đầu bảng tại Hải Phòng.

Lãnh đạo xã Cổ Am và một số thành viên trong dòng họ Đào Đăng chụp ảnh lưu niệm cùng Giáo sư, Tiến sĩ Đào Trọng Thi (ảnh: NVCC).
Lãnh đạo xã Cổ Am và một số thành viên trong dòng họ Đào Đăng chụp ảnh lưu niệm cùng Giáo sư, Tiến sĩ Đào Trọng Thi (ảnh: NVCC).  

Nhiều người lý giải do phong thủy của khu vực này là dải đất “đầu rồng”, do đó, hễ được sinh ra trên mảnh đất này thì hầu hết đều là người tài, người làm quan, người có chức sắc trong xã hội. Tuy nhiên, ông Đào Nguyên Cự, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Quỹ khuyến học, khuyến tài xã Cổ Am chia sẻ, sự đỗ đạt của các thế hệ nơi đây là do tiếp nối truyền thống hiếu học cha ông để lại từ xưa.

Đất nghèo sinh chí học, ông Cự cho hay: “Hội khuyến học, khuyến tài xã Cổ Am được thành lập từ năm 1993, trước 3 năm so với Hội Khuyến học Việt Nam. Người thầy giáo làng có tên Đào Trọng Côn đã sáng lập ra Quỹ khuyến học, khuyến tài này nhằm khuyến khích, động viên các học sinh, sinh viên nghèo mà hiếu học.

Ông Đào Mạnh Quyết tự hào kể về truyền thống hiếu học dòng họ của mình.
Ông Đào Mạnh Quyết tự hào kể về truyền thống hiếu học dòng họ của mình. 

Sau này thầy Côn là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Cùng thời gian đó, quỹ khuyến học, khuyến tài của xã Cổ Am cũng ra đời. Khi ấy, sự học được coi là một nghề và chính thức được đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ xã. Do đó, Bí thư Đảng ủy xã được giao trọng trách làm chủ nghiệm quỹ.”

Làng Cổ vốn được biết đến là quê hương của cụ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16 và rất nhiều bậc khoa bảng đỗ đạt cao ở mọi thời đại. Lịch sử đã ghi lại danh tiếng của cụ Trần Lương Bật đỗ tiến sĩ năm 1664, đời Hậu Lê, làm đến chức Hữu thị lang bộ binh.

Cụ Trần Công Hân đỗ tiến sĩ năm 1733, thời Hậu Lê; giữ chức Đãi chế Viện Hàn lâm, đi dẹp giặc bị tử trận, được truy phong Đông Các Đại học sĩ. Đến thế kỷ 19, Cổ Am lại “nổi như cồn” khắp cả nước vì sản sinh ra một thế hệ hiền tài được mệnh danh là “Tứ kiệt xứ Đông”.

Ông Đào Trọng Nhâm - một người thành đạt của dòng họ Đào Đăng nâng niu tấm Kỷ niệm chương do Sở GD&ĐT tặng dòng họ khuyến học .
Ông Đào Trọng Nhâm - một người thành đạt của dòng họ Đào Đăng nâng niu tấm Kỷ niệm chương do Sở GD&ĐT tặng dòng họ khuyến học . 

Tính từ thế kỷ 20 đến nay, nhiều người làng Cổ tiếp tục đạt được thành công, làm lừng lẫy “đất khoa bảng”. Phải kể đến nhà văn Trần Tiêu và nhà văn Khái Hưng (Trần Khánh Dư), cây bút trụ cột của nhóm Tự lực văn đoàn; Giáo sư Trần Bảng, nhà nghiên cứu chèo nổi tiếng; nghệ sĩ ưu tú Trần Lực; nghệ sĩ nhân dân Trần Đắc…

Nhiều người tài sinh ra từ nơi đây tạo được sức ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ ngày nay như: Giáo sư, Tiến sĩ Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Phương, cố Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; Tiến sĩ Trần Trọng Hải, Vụ trưởng Vụ kinh tế đối ngoại Bộ Y tế, Viện sĩ của Viện Hàn lâm khoa học New York (Mỹ); Giáo sư tiến sĩ khoa học Đào Trọng Đạt, nguyên Viện trưởng Viện thú y Bộ Nông nghiệp…

Dòng họ nổi tiếng hiếu học 

Theo Bí thư Đảng ủy xã Cổ Am Đào Nguyên Cự, làng Cổ có nhiều dòng họ hiếu học, có quỹ khuyến học lớn nhưng tiêu biểu phải kể đến họ Đào Nguyên và Đào Đăng. Nâng niu trên tay cuốn “Lịch sử và truyền thống họ Đào Đăng”, ông Đào Mạnh Quyết (SN 1945), một Thiếu tá quân đội về hưu, người được dòng họ Đào Đăng giao trọng trách sưu tầm lịch sử truyền thống rành rọt chia sẻ: “Họ Đào Đăng gồm hai ngành là Đào Mạnh và Đào Trọng. Vào khoảng năm 1.600, thủy tổ họ Đào Đăng là Đào Thủ Tiết đã rời làng Thổ Khối (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) về làng Cổ Am lập nghiệp. Đến đầu thế kỷ 21, họ Đào Đăng ở Cổ Am đã có đến đời thứ 17”.

Đối với dòng họ Đào Đăng, truyền thống hiếu học như suối nguồn mát lành nuôi dưỡng tinh thần, nghị lực của tất cả các thành viên. Từ thời phong kiến, dòng họ Đào Đăng đã có 13 người đỗ bằng Cử nhân, 22 người có bằng Tú tài. Tiêu biểu như cụ Đào Đăng Đệ, đời thứ 3, đỗ cử nhân năm 49 tuổi. Cụ Đào Trọng Kỳ đỗ cử nhân năm 25 tuổi.

Truyền thống hiếu học được hun đúc, lưu truyền qua các thế hệ người làng Cổ.
 Truyền thống hiếu học được hun đúc, lưu truyền qua các thế hệ người làng Cổ.

Dưới triều Tự Đức, cụ Kỳ được phong Đại phu, Thượng thư Bộ Lại, Hiệp biện đại học sĩ, Tám lý Tổng đốc Hà- Yên, Tổng đốc Định- Ninh. Cụ Đào Văn Tập, đời thứ 12, đỗ cử nhân Luật tại Pháp năm 1937. Cụ Tập là tác giả cuốn Từ điển Việt- Pháp phổ thông xuất bản năm 1949, từ điển Hán- Việt, đồng tác giả biên soạn Bộ Bách khoa Từ điển Việt Nam.    

Thời kỳ đổi mới, họ Đào Đăng có 7 Giáo sư, Phó Giáo sư; 33 Tiến sĩ, 31 Thạc sĩ, 4 người là đại biểu Quốc hội. Dòng họ Đào Đăng tự hào có nhiều người thành danh, giữ chức tước trong quân đội, công an với 1 Thiếu tướng, 12 Đại tá, 10 Thượng tá, 14 Trung tá, 6 Thiếu tá. Đến nay, họ Đào Đăng có 30 người tham gia làm quản lý cấp Bộ, 43 người làm quản lý cấp tỉnh, TP và 12 người làm quản lý cấp huyện..

Tự hào về truyền thống hiếu học bao nhiêu thì người Cổ Am càng tự hào khi nhắc tới trường Tiểu học Cổ Am, ngôi trường 95 tuổi, cái nôi chắp cánh ước mơ của bao thế hệ học sinh. Trường Tiểu học Cổ Am ra đời từ năm 1926 là một trong những trường đầu tiên dạy chữ Quốc ngữ ở làng nông thôn Việt Nam. Năm 1946, Cổ Am vinh dự được Bác Hồ tặng thư khen và ảnh Bác về thành tích “diệt giặc đói, giặc dốt”.

Học sinh tiểu học làng Cổ.
Học sinh tiểu học làng Cổ.  

Ở vùng đất học này, việc thầy cô đến từng nhà kiểm tra bài cho học sinh vào mối buổi tối không còn là “chuyện lạ”. Chia sẻ với báo giới, thầy Hoàng Thế Vinh, Hiệu trưởng Tiểu học Cổ Am cho hay: mái trường làng Cổ đã nuôi dưỡng hàng nghìn người yêu nước theo Cách mạng, theo Đảng; có biết bao người đã và đang thành đạt trên các lĩnh vực, có Giáo sư, Tiến sĩ, Ủy viên TW Đảng, cán bộ cấp cao, cử nhân, doanh nhân, nghệ nhân. Trong phòng truyền thống của nhà trường, ngoài bảng ghi danh những thế hệ lãnh đạo qua các thời kỳ, ban giám hiệu cũng dành những vị trí trang trọng để treo danh sách những học sinh, cựu học sinh làm rạng danh “đất khoa bảng”, những học sinh giỏi TP và quốc gia. 

Năm tháng trôi qua, sự thành đạt của biết bao thế hệ người con Cổ Am được đúc kết lại nhờ truyền thống hiếu học từ đời cha ông, môi trường giáo dục của gia đình, dòng họ, nhà trường và quan trọng nhất là nỗ lực tự thân của mỗi người. Và có một điều chưa từng thay đổi trên mảnh “đất đẻ ra quan” nơi đây là người Cổ Am trọng người có học hơn người giàu sang, thường khoe học hàm, học vị chứ không đề cập đến chức vụ, quyền hạn, đị vị trong xã hội…

Theo số liệu thống kê, thời phong kiến, làng Cổ có 2 Tiến sỹ được lập bia Văn Miếu, 1 phó bảng, 77 cử nhân, 81 tú tài. Thời cách mạng đến nay, cả làng Cổ có 80 người giữ học hàm Phó giáo sư, Giáo sư, Tiến sỹ; 8 Đại biểu Quốc hội và Ủy viên TW Đảng; 3 nghệ sĩ, 6 nhà giáo đạt danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; 5 thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú. Có thời điểm, bình quân, mỗi năm, xã Cổ Am có thêm 60 cử nhân, 5 thạc sỹ, 1 tiến sỹ.  

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.