Đình Chèm – Báu vật 2000 năm tuổi của kinh thành Thăng Long

Đình Chèm có niên đại khoảng 2000 năm.
Đình Chèm có niên đại khoảng 2000 năm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nằm cạnh ven bờ sông Hồng đỏ rực phù sa, trải qua những chuyển biến văn hóa dưới nhiều thời đại, từ một ngôi đền thờ nơi đây đã thành đình Chèm. Với những giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc đình Chèm đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, những câu chuyện nhuốm màu sắc liêu trai về đình Chèm càng khiến nơi đây trở nên linh thiêng, huyền bí. 

Ngôi đình cổ nhất Việt Nam

Đình Chèm tọa lạc tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. Ngôi đình có được một vị trí đẹp với thế nhìn sông, dựa núi. Thửa ban đầu, đình Chèm bắt đầu là một ngôi đền thờ, dưới nhiều ảnh hưởng của Đạo giáo, Nho Giáo ngôi đền mới trở thành đình làng như ngày nay. Từ hàng nghìn năm nay, đây là nơi thờ cúng tín ngưỡng của người dân ba làng: Thụy Phương (Chèm), Hoàng Xá, Hoàng Liên (Liên Mạc) của xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đình thờ đức Thánh làng Chèm, tức Lý Thân (còn gọi là Lý Ông Trọng hay Đức Thánh Chèm).

Theo truyền thuyết, Lý Thân sinh vào thời Hùng Duệ Vương, mất vào thời Thục An Dương Vương. Thuở nhỏ ông là một cậu bé cực kỳ khôi ngô, có tầm vóc cao lớn lạ thường. Lớn lên, Lý Thân là người văn giỏi, võ tài, tính tình hiếu nghĩa, cương trực. Thời bấy giờ có giặc Ai Lao, Chiêm Thành và phía Bắc thường hay quấy nhiễu biên thùy. Nhà vua xuống chiếu cầu người tài đức ra dẹp giặc cứu nước. Phủ Quốc Oai bèn tiến cử Lý Thân. Ông lĩnh ý đi dẹp tan giặc, lập được nhiều công lớn. 

Cuối đời vua Duệ Vương, đất nước Văn Lang bị quân Tần xâm lược, ông hợp với Thục Phán cùng quân dân lạc Việt chống giặc hàng chục năm trời. Cuối cùng giặc phải quay đầu bỏ chạy, Thục Phán lên làm vua lấy hiệu là An Dương Vương. Lúc bấy giờ khi nhà Tần bị giặc Hung Nô quấy phá. Tần Thủy Hoàng đắp Vạn Lý Trường Thành mà không ngăn chống nổi bèn sai sứ sang cầu An Dương Vương cho tướng tài sang giúp. Triều đình nhà Thục bèn cử Lý Thân sang giúp nhà Tần để tạo mối bang giao giữa hai nước. 

Mái đình được chạm khắc hình rồng theo phong cách nhà Nguyễn.(Ảnh VNE).
Mái đình được chạm khắc hình rồng theo phong cách nhà Nguyễn.(Ảnh VNE). 

Tần Thủy Hoàng thử tài thấy văn đạt "Hiếu Liêm" (tiến sĩ), võ đạt "Hiệu úy" (Tổng chỉ huy) bèn phong ông làm tư lệnh Hiệu úy và nhờ Ông đi dẹp giặc Hung Nô, cho xuất 10 vạn quân trấn ải Hàm Dương. Thắng trận trở về, vua Tần phong ông chức Phụ Tín Hầu và gả công chúa cho. Vua Tần cũng ngỏ ý muốn giữ ông ở lại nước Tần nhưng ông đã từ bỏ vinh hoa phú quý, đem theo vợ con trở về quê hương. Về nước, ông được vua Thục An Dương Vương phong tước Đại Vương. Sau khi ông qua đời, nhà vua sai lập đền thờ và phong tặng 4 chữ “Thượng đẳng Thiên vương” chính là đình Chèm ngày nay.

Ngoài ra, ít ai biết được rằng đình Chèm từng là địa điểm an toàn cho các chiến sĩ cách mạng trú ngụ trước khi vào nội thành hoạt động. Nhà cách mạng Hoàng Quốc Việt và từng được người dân làng Chèm cưu mang trong thời kỳ hoạt động bí mật. 

Sự kiện “Kiệu đình Chèm”

Theo lời kể của dân làng thì đình có niên đại cách đây hơn 2000 năm. Làng Chèm vì nằm cạnh sông Hồng nên thường xuyên bị lũ lụt đe dọa. Vào năm 1902, đình được kiệu lên cao thêm 2,4 mét chỉ bằng các dụng cụ của nhà nông như: đinh bừa, quang gánh... Công việc diễn ra trong vòng một năm trời và kết quả cực kỳ mỹ mãn. Cả một ngôi đình nặng hàng trăm tấn toàn bằng gỗ quý với những cột kèo phức tạp được “kiệu” lên cao ngang với mặt đê sông Hồng. Cuộc kiệu đình này tốn hết 500 đồng tiền Đông Dương mà công xá ngày ấy chỉ có 7 xu một ngày. Hiệp thợ kiệu đình do ông Vương Văn Địch ở làng Văn Trì chủ trì.

Đình Chèm đã qua nhiều lần tu sửa, vào các năm: 1631, 1773, 1792, 1885, 1902, 1913. Nhiều công trình bị xuống cấp, trong đó cổng tam quan, nhà tổ được xây dựng mới.

Nghệ thuật chạm khắc được thể hiện một cách tinh xảo ở đình Chèm.
Nghệ thuật chạm khắc được thể hiện một cách tinh xảo ở đình Chèm.  

Theo ông Nguyễn Mạnh Thìn, Trưởng Ban quản lý Di tích đình Chèm, quá trình hình thành và xây dựng đình Chèm cũng ghi dấu nhiều sự tích, truyền thuyết ly kỳ. Dân làng Chèm vẫn thường kể với nhau rằng, vào khoảng từ năm 205 -–207 TCN, sau khi Đức Thánh Chèm mất, đình Chèm đã được xây dựng. Ban đầu, nơi thờ ông chỉ là một cái am nhỏ, đến khi một vị quan từ phương Bắc là Triệu Sương sang làm kinh lược cứ, ông nằm mơ thấy Đức Thánh Chèm tới đàm đạo cùng ông về sách chính sử. Trong cuộc đàm đạo, Triệu Sương có hỏi thăm và biết ngài đã mất tại quê nhà nên sau đó tìm đến nơi thăm nhưng chỉ thấy một cái am nhỏ. 

Sau này, Triệu Sương qua tìm hiểu thì biết được Đức Thánh Chèm là một người tài giỏi, được người dân nước Việt và cả vua phương Bắc sùng bái nên đã cho xây dựng thành đền thờ to hơn. Từ năm 785, đến năm 864, lúc bấy giờ Cao Biền sang làm đô hộ sứ thì cũng được ngài linh mộng báo, giúp cho Cao Biền đánh giặc phương nam thành công. Cao Biền về sau để tỏ lòng biết ơn đã sửa lại đền của ông Triệu Sương, lấy gỗ quý để tạc tượng và đặt cho đền là đền Lý Hiệu Úy, bấy giờ dân ta thường gọi là Đền Chèm. 

Đình Chèm được thiết kế theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc. Cổng tam quan hướng về sông Hồng, trên đỉnh của 4 cột trụ của cổng đình là hình chim phượng, ở bốn góc trụ có đắp hình rồng uốn lượn, bốn mặt trụ là hình hổ phù lớn, phía dưới là lồng đèn giả, bên trong đắp nổi hình tứ linh. Tất cả trang trí đắp bằng vữa đều còn dấu tích gắn mảnh sứ hoa lam - đặc trưng của nghệ thuật trang trí thời Nguyễn. Sau cổng tam quan là ba nhà bia, nơi ghi công đức của những người đóng góp tu sửa đình.

Khu nhà bia, sân đình, tả hữu mạc (là nơi để các đồ thờ và sắp xếp lễ vật dâng cúng đức Thánh trong các ngày lễ hội), phương đình tám mái và tòa đại bái, hậu cung tạo thành hình chữ công. 

Tòa Đại bái (khu nhà lớn nhất trong kiến trúc đình, là nơi diễn ra lễ tế thành hoàng) của đình Chèm được kết cấu bởi 2 bộ khung nhà nối liền nhau nên bộ mái cũng được hình thành nên 2 bộ khung 6 mái hết sức độc đáo. Trên nóc mái của tòa Đại bái có đắp nổi hình hai đám mây, hai đầu nóc đắp hình long mã, mình gắn sứ. Hai đầu kìm là những hình đao cong vút, có trang trí nghê với tư thế vờn mây, trên mình có khảm sứ. Phía đỉnh đao là hình đầu rồng.

Bộ khung gỗ của Đại bái được trang trí đẹp và công phu nhất. Tất cả các vì tại các vị trí như đấu kê, đầu các con rường đều được soi, chạm tọa thành các guột hoa lá uốn lượn mềm mại, đặc biệt, một số vị trí được chạm khắc hết sức công phu trong đó tập trung nhất ở các vì gian giữa và hai gian bên.

Ở các đầu bẩy phía trước được trang trí rất công phu, mỗi đầu bẩy là một đề tài trang trí. Nghệ thuật chạm khắc ở đây chủ yếu là những linh vật như rồng, phượng, chim, cá, rùa, long mã và những con vật gắn với tư duy của người Việt xưa.

Hậu cung có án thờ, sập thờ, long ngai, bài vị, khám thờ vợ chồng ông Lý Ông Trọng và các tượng chầu.  Các cột, vì kèo trong đình làm bằng gỗ quý, trải qua thời gian không bị mối mọt. Tại đình còn giữ được cuốn sách chữ Hán ghi các đạo sắc, lễ nghi, văn tế, cách đắp tượng dưới thời Nguyễn; ba sắc do các vua triều Nguyễn phong thần cho Lý Ông Trọng; bốn bia đá, một tấm thời Lê Cảnh Hưng và ba tấm bia thời Nguyễn; hai chuông đồng đúc dưới thời Nguyễn; 15 câu đối, tám bức hoành phi và 10 pho tượng thờ.

Toàn cảnh đình Chèm nhìn từ trên cao.
Toàn cảnh đình Chèm nhìn từ trên cao.  

Mái đình được chạm trổ tinh vi với hình rồng cuốn thủy, rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 18). Điểm đặc biệt nhất trong kiến trúc đình Chèm là những hoa văn được khắc ngay trên mái kèo chứ không phải ghép như nhiều đình khác. Hai mái kèo ở hai bên mái đình không được khắc đối xứng mà mỗi mái kèo có một hoa văn rất riêng. Trên các bộ vì ngắn, các bức cốn chạm hình rồng mây, rồng cuốn thủy, cá chép hóa rồng, tứ linh với các đường nét chạm mềm mại, trau chuốt. Đặc biệt là bức chạm khắc rồng cuốn nước, phượng ngậm thư có giá trị rất đặc sắc, quý hiếm.

Tại khuôn viên Đình Chèm có hệ thống máng dẫn nước mưa được đúc bằng đồng vào các năm 1748, 1756, thời vua Lê Hiển Tông và thời vua Minh Mệnh (nhà Nguyễn) năm 1824. 

Năm 1990, Đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Lễ hội Chèm là lễ hội lớn trong vùng, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch, trong đó, ngày 15 là ngày hội chính. Theo sử sách để lại, lễ hội đình Chèm được tổ chức để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.