WHO phấn đấu cung cấp thuốc điều trị COVID-19 giá rẻ 10 USD/liệu trình

Một y tá tiến hành điều trị bằng kháng thể cho một bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Goodall-Witcher ở Clifton (Texas, Mỹ) ngày 3/8/ 2021. Ảnh: The Texas Tribune
Một y tá tiến hành điều trị bằng kháng thể cho một bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Goodall-Witcher ở Clifton (Texas, Mỹ) ngày 3/8/ 2021. Ảnh: The Texas Tribune
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - WHO đang dự thảo bổ sung mục tiêu cho Chương trình Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó COVID-19 (ACT-A) đảm bảo thuốc kháng virus cho bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ với giá ít nhất là 10 USD/liệu trình.

Mục tiêu mới được xác định đến tháng 9 năm sau, ACT-A muốn cung cấp khoảng 1 tỷ bộ kit xét nghiệm COVID-19 cho các quốc gia nghèo hơn và mua thuốc để điều trị cho 120 triệu bệnh nhân trên toàn cầu, trong số khoảng 200 triệu ca nhiễm mới ước tính trong 12 tháng tới.

Yêu cầu tài trợ thêm 22,8 tỷ USD

Dự thảo Kế hoạch nêu bật cách WHO muốn cung cấp thuốc và các xét nghiệm với giá tương đối thấp, sau khi thua cuộc chạy đua vaccine vào tay các quốc gia giàu có, vốn đã chiếm một phần lớn nguồn cung cấp trên thế giới, khiến các quốc gia nghèo nhất thế giới có rất ít vaccine.

Người phát ngôn của ACT-A cho biết, dự thảo đang được tham vấn này sẽ được gửi tới các nhà lãnh đạo toàn cầu trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rome vào cuối tháng này. Theo đó, ACT-A yêu cầu G20 và các nhà tài trợ khác tài trợ thêm 22,8 tỷ USD cho đến tháng 9/2022, để mua và phân phối vaccine, thuốc và xét nghiệm cho các quốc gia nghèo hơn và thu hẹp khoảng cách lớn về nguồn cung giữa các quốc gia giàu có và kém phát triển hơn. Các nhà tài trợ cho đến nay đã cam kết 18,5 tỷ USD cho chương trình ACT-A.

Các yêu cầu tài chính dựa trên ước tính chi tiết về giá thuốc, phương pháp điều trị và xét nghiệm, sẽ chiếm chi phí lớn nhất của chương trình, cùng với chi phí phân phối vaccine.

Dự kiến ​​hỗ trợ đến 28 triệu liệu trình thuốc điều trị COVID-19

Mặc dù nó không trích dẫn rõ ràng về molnupiravir (thuốc kháng virus thử nghiệm của Merck & Co (MRK.N), dự thảo của ACT-A dự kiến ​​sẽ trả 10 USD/liệu trình cho "thuốc kháng virus đường uống mới cho bệnh nhân nhẹ / trung bình". Giá này là rất thấp nếu so với 700 USD/liệu trình mà Hoa Kỳ đã đồng ý trả cho Merck & Co để mua 1,7 triệu liệu trình điều trị.

Các loại thuốc khác để điều trị bệnh nhân nhẹ đang được phát triển, nhưng molnupiravir là loại duy nhất cho đến nay cho kết quả khả quan trong các thử nghiệm giai đoạn cuối. ACT-A đang đàm phán với Merck & Co và các nhà sản xuất thuốc gốc để mua thuốc.

Molnupiravir, loại thuốc kháng virus đầu tiên có hiệu quả cao trong các thử nghiệm giai đoạn cuối điều trị COVID-19.

Molnupiravir, loại thuốc kháng virus đầu tiên có hiệu quả cao trong các thử nghiệm giai đoạn cuối điều trị COVID-19.

Tuy nhiên, một nghiên cứu do trường Đại học Harvard thực hiện ước tính rằng, Molnupiravir có thể có giá khoảng 20 USD nếu được sản xuất bởi các nhà sản xuất thuốc thông thường, với mức giá có thể giảm xuống còn 7,7 USD trong điều kiện sản xuất được tối ưu hóa. Merck & Co. có hợp đồng cấp phép với tám nhà sản xuất thuốc gốc của Ấn Độ.

Tài liệu ACT-A nói rằng mục tiêu của họ là đạt được một thỏa thuận vào cuối tháng 11 để đảm bảo cung cấp "thuốc uống cho bệnh nhân ngoại trú" và có sẵn thuốc từ quý đầu tiên của năm tới.

Số tiền quyên góp được ban đầu sẽ được sử dụng để "hỗ trợ mua sắm lên đến 28 triệu liệu trình điều trị cho bệnh nhân nhẹ / trung bình có nguy cơ cao nhất trong 12 tháng tới, tùy thuộc nguồn cung, hướng dẫn lâm sàng và khối lượng thay đổi theo sự phát triển của nhu cầu", tài liệu cho biết, lưu ý rằng khối lượng này sẽ được bảo đảm theo một thỏa thuận mua trước.

Tài liệu cho biết một lượng lớn hơn các loại thuốc kháng virus đường uống mới để điều trị cho những bệnh nhân nhẹ cũng dự kiến ​​sẽ được mua sắm ở giai đoạn sau. 4,3 triệu viên thuốc COVID-19 tái chế khác để điều trị cho những bệnh nhân nguy kịch cũng dự kiến ​​sẽ được mua với giá 28 USD/liệu trình.

ACT-A cũng dự định đáp ứng nhu cầu oxy y tế thiết yếu của 6-8 triệu bệnh nhân nặng và nguy kịch vào tháng 9/2022.

Đầu tư cho chẩn đoán COVID-19

Ngoài ra, chương trình có kế hoạch đầu tư vào chẩn đoán COVID-19 nhằm tăng ít nhất gấp đôi số lượng xét nghiệm được thực hiện ở các quốc gia nghèo hơn, được định nghĩa là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp.

Trong số 22,8 tỷ USD, ACT-A có kế hoạch huy động trong 12 tháng tới, khoảng một phần ba và phần lớn nhất sẽ được chi cho chẩn đoán.

ACT-A muốn cung cấp khoảng 1 tỷ bộ kit xét nghiệm trong 12 tháng tới. Ảnh: afro.who.int

ACT-A muốn cung cấp khoảng 1 tỷ bộ kit xét nghiệm trong 12 tháng tới. Ảnh: afro.who.int

Hiện các nước nghèo thực hiện trung bình khoảng 50 xét nghiệm trên 100.000 người mỗi ngày, so với 750 xét nghiệm ở các nước giàu hơn. ACT-A muốn nâng tỷ lệ xét nghiệm lên tối thiểu 100 xét nghiệm trên 100.000 ở các nước nghèo hơn. Điều đó có nghĩa là sẽ cung cấp khoảng 1 tỷ bộ kit xét nghiệm trong 12 tháng tới, nhiều hơn khoảng 10 lần so với ACT-A đã mua được cho đến nay, tài liệu cho thấy.

Phần lớn nhất của chẩn đoán sẽ là các xét nghiệm kháng nguyên nhanh với giá khoảng 3 USD và chỉ 15% sẽ được chi để mua các bộ kit xét nghiệm phân tử (PCR), chính xác hơn nhưng mất nhiều thời gian hơn để cung cấp kết quả và ước tính có giá khoảng 17 USD, bao gồm cả chi phí giao hàng.

Tài liệu cho biết, việc thúc đẩy các xét nghiệm nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, vì chỉ 0,4% trong số khoảng 3 tỷ xét nghiệm được báo cáo trên khắp thế giới được thực hiện ở các quốc gia nghèo. Nó cũng sẽ giúp phát hiện các biến thể mới có thể sớm hơn, có xu hướng phát triển khi các ca bệnh nlan rộng, nhất là ở các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Tài liệu nhấn mạnh rằng "khả năng tiếp cận vaccine là rất bất bình đẳng với tỷ lệ bao phủ từ 1% đến hơn 70%, phụ thuộc phần lớn vào sự giàu có của một quốc gia". Vì vậy, Chương trình sẽ tiếp tục nhằm mục đích tiêm chủng cho ít nhất 70% dân số đủ điều kiện ở tất cả các quốc gia vào giữa năm tới, phù hợp với mục tiêu của WHO.

Đọc thêm

Tổng thống Nga Putin tiết lộ kế hoạch sau bầu cử

Tổng thống Nga Putin.
(PLVN) - Tổng thống đương nhiệm của Nga Vladimir Putin – hiện là ứng cử viên giữ vị trí dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống vừa diễn ra có kế hoạch sớm gặp Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu và Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Nga Valery Gerasimov.

Nga công bố chiến thắng áp đảo của Tổng thống Vladimir Putin

Nga công bố chiến thắng áp đảo của Tổng thống Vladimir Putin
Theo cuộc khảo sát bên ngoài điểm bỏ phiếu (Exit poll) diễn ra trong 3 ngày bầu cử của Trung tâm Nghiên cứu Dư luận Xã hội Toàn Nga (VTsIOM), ứng cử viên độc lập, đương kim Tổng thống LB Vladimir Putin đứng vị trí đầu tiên, giành được 87,97% số phiếu bầu.

Gen Z Trung Quốc đua nhau tích trữ hạt đậu vàng

Giới trẻ Trung Quốc đổ xô tích trữ hạt đậu vàng. Ảnh: BLOOMBERG.
(PLVN) - Trong bối cảnh giảm phát tồi tệ nhất của Trung Quốc trong 15 năm, thị trường chứng khoán biến động, lãi suất ngân hàng thấp so với mong muốn, nhiều các bạn trẻ Gen Z đặt niềm tin vào hạt đậu vàng như một cách tiết kiệm tài sản.

Italia cảnh báo việc đưa binh sỹ vào Ukraine

Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani.
(PLVN) - Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani cảnh báo việc triển khai binh sỹ của NATO tới các chiến trường ở Ukraine có thể dẫn đến một cuộc xung đột toàn cầu, thực chất là một Chiến tranh thế giới thứ III.