Xây dựng nghị định để khắc phục bất cập trong chính sách trợ giúp xã hội

ảnh minh họa
ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định chính sách trợ giúp xã hội để khắc phục những bất cập và phù hợp hơn với tình hình mới.

Sau 8 năm đi vào đời sống, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội đã phát huy hiệu quả. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện các quy định về chính sách trợ giúp xã hội đã phát sinh một số vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới. 

Cụ thể, chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng còn thấp mới chỉ bảo đảm hỗ trợ được một phần nhu cầu thiết yếu, chưa tương đồng với chính sách khác. Trợ cấp xã hội chỉ bằng khoảng 7% thu nhập bình quân, 38% chuẩn nghèo nông thôn. Giai đoạn 2013-2019, tiền lương và trợ cấp người có công với cách mạng đã được điều chỉnh tăng 5 lần trong khi đó mức chuẩn trợ cấp xã hội không được điều chỉnh tăng. Vì thế, so với mức lương, có thể thấy mức chuẩn trợ cấp xã hội so với tiền lương cơ sở có xu hướng giảm dần từ 26,6% năm 2007 giảm xuống còn 18,12% năm 2019 (giảm gần 1/3). 

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2021, dự kiến có khoảng 3,690 triệu đối tượng hưởng chính sách trợ giúp theo quy định mới, trong đó, đối tượng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP là 3,140 triệu người; đối tượng dự kiến tăng thêm khoảng 550 nghìn người.

Bên cạnh đó, mức độ bao phủ chính sách thấp, đặc biệt vẫn còn một bộ phận dân cư thật sự khó khăn chưa được hưởng trợ cấp như người nghèo kinh niên, không có khả năng lao động, không thể thoát nghèo; người mắc bệnh hiểm nghèo, nan y phải điều trị bệnh dài ngày (bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, tim bẩm sinh), đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, trẻ em nghèo. 

Vì vậy, hiệu quả chính sách chưa cao, chưa hỗ trợ được nhu cầu thiết yếu của đối tượng bảo trợ xã hội, đồng thời cần rà soát tiêu chí xác định đối tượng nhằm bao phủ số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Thêm vào đó, một số chính sách chưa thật hợp lý, công bằng. Chính sách trợ cấp thường xuyên đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, bảo hiểm xã hội còn cào bằng, chưa phân biệt giữa người nghèo và người có mức sống cao, khá giả, tuổi thọ trung bình của người dân tộc thiểu số thường thấp hơn tuổi thọ trung bình của cả nước. Công tác thống kê, rà soát nắm đối tượng ở các địa phương, cơ sở chưa thường xuyên, chặt chẽ, còn bỏ sót đối tượng. Chế độ báo cáo chưa được thực hiện tốt. Cứu trợ khẩn cấp, khắc phục rủi ro, thiên tai chưa huy động xã hội hóa cao, còn hạn chế về chủng loại và chất lượng hàng hóa; còn thiếu các quy định về vận chuyển, bảo quản hàng hóa cứu trợ; chưa công bằng, mức hỗ trợ thấp đối với người gặp rủi ro, thiên tai; một số quy định về trợ giúp đột xuất có cách hiểu khác nhau nên cách làm khác nhau dẫn đến không thống nhất trong tổ chức thực hiện tại địa phương.

Vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất dự thảo Nghị định quy định chính sách trợ giúp xã hội để khắc phục những bất cập nêu trên.

Đến cuối năm 2019, cả nước đã có trên 3 triệu đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, được hỗ trợ kinh phí chăm sóc và cấp thẻ bảo hiểm y tế; 48.423 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại 432 cơ sở trợ giúp xã hội (trong đó có 182 cơ sở công lập), chiếm khoảng 3% dân số và tăng so với năm 2006. Kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên hàng năm là 17.563 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng năm, hàng triệu người thiếu lương thực sau thiên tai, giáp hạt, dịp Tết nguyên đán được cứu trợ kịp thời từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương,  nhà hảo tâm và cộng đồng.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Ban hành Danh mục quy định về 9 loại hàng nguy hiểm

Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4/2024

Ảnh minh hoạ
(PLVN) -  Quy chuẩn quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của ngành y tế… là một trong những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 4/2024.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Nhiều thay đổi trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024. (Ảnh: laodong.vn)
(PLVN) - Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực như: Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi THPT năm 2024; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng…

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng

Các phạm nhân đang đọc kinh sách.
(PLVN) -  Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.