Mở đường cho vải thiều 'vượt' dịch ngoạn mục

Chiến dịch tiêu thụ vải thiều lớn xuất hiện ngay trong cao điểm dịch COVID-19.
Chiến dịch tiêu thụ vải thiều lớn xuất hiện ngay trong cao điểm dịch COVID-19.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vụ vải thiều năm nay rơi đúng đợt dịch COVID-19 bùng nổ ở Việt Nam. Hầu như các kế hoạch liên quan đến xuất khẩu vải sang thị trường chính (Trung Quốc) bị phá vỡ… Một chiến dịch tiêu thụ vải thiều đã xuất hiện, hướng về thị trường trong nước.

Xoay chuyển tình thế nhanh

Vụ vải thiều năm nay dự kiến có tới 190 thương nhân Trung Quốc đăng ký sang Việt Nam thu mua vải thiều. “Nhưng đến phút chót thì thương nhân Trung Quốc đã không sang Việt Nam do dịch COVID-19” - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nói trong cuộc họp thường kỳ của Bộ Công Thương tổ chức chiều hôm qua (17/6/2021). Vì vậy, các kế hoạch khác lập tức được đưa ra để kịp tiêu thụ hơn 150.000 tấn vải thiều chỉ trong khoảng 40-50 ngày.

Ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (XTTM - Bộ Công Thương) cho biết, việc hỗ trợ các địa phương tiêu thụ nông sản đến vụ đã được Bộ triển khai nhiều năm. Riêng năm nay, do tình hình COVID-19 phức tạp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có Chỉ thị 08 về tạo thuận lợi và tăng cường lưu thông cho các xe vận chuyển nông sản.

“Ngay từ đầu năm 2021, Cục XTTM đã trao đổi các thông tin liên quan đến tình hình năng suất mùa vụ để nắm rõ số lượng, sản lượng tiêu thụ. Đặc biệt năm nay có sự vào cuộc của rất nhiều đơn vị trong Bộ như Vụ Thị trường trong nước, Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số, kể cả lực lượng quản lý thị trường nữa. Chúng tôi chuẩn bị cả một chuỗi các hoạt động, tiêu thụ qua nhiều kênh khác nhau. Năm nay mở thêm các sàn TMĐT và thí điểm ứng dụng truy xuất nguồn gốc cho vải thiều đã nhận được nhiều tín hiệu tốt. Tất cả đã mang đến một hiệu ứng rất tốt cho việc tiêu thụ vải thiều trong tình thế đầy thách thức của dịch COVID-19” - ông Chiến nói.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết thêm, ngay khi nhận thấy tình hình tiêu thụ vải sẽ đứng trước khó khăn lớn khi vừa nằm trong vùng dịch, vừa gặp dịch bùng phát ngay đầu mùa vụ, Bộ Công Thương đã tiến hành kết nối các doanh nghiệp (DN) phân phối lớn phối hợp với các địa phương để thúc đẩy tiêu thụ nông sản có sản lượng lớn, đã thu hoạch nhưng gặp khó khăn về thị trường. Đồng thời tiếp tục bám sát, hướng dẫn địa phương để có phương án hỗ trợ kịp thời, hạn chế tồn ứ nông sản, đảm bảo lưu thông thông suốt, nông sản không bị ách tắc do khâu lưu thông.

Nhiều cuộc họp trực tuyến đã được tổ chức như Hội nghị trực tuyến với 63 UBND tỉnh, thành phố và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố để tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ tại thị trường trong nước các sản phẩm nông sản của các địa phương có sản lượng nông sản lớn; các cuộc họp phối hợp với các DN phân phối lớn để có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết và tổ chức hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch; Hội nghị XTTM trực tuyến với các sàn giao dịch ở nước ngoài để tiêu thụ hàng hóa cho DN, nông dân…

Mở nhiều kênh tiêu thụ đồng thời…

Một chiến dịch “nhuộm đỏ” màu vải thiều trên các sàn TMĐT đã được Cục TMĐT và Kinh tế số thực hiện. Cả 6 sàn TMĐT lớn nhất cùng vào cuộc. Các hệ thống phân phối lớn và siêu thị (như Big C, Vinmart…) cũng lần đầu tiên thực hiện hợp tác với các sàn TMĐT tiêu thụ vải ngoài việc hỗ trợ tiêu thụ truyền thống ở các vị trí “hot” trong hệ thống siêu thị. Các chương trình live stream trên các nền tảng mạng xã hội cũng được thực hiện để tạo cho vải thiều một sức hút mới.

Năm nay, cũng lần đầu tiên, Cục XTTM thực hiện tem truy xuất nguồn gốc cho vải thiều Việt Nam, mang lại hiệu ứng rất tốt ở các thị trường khó tính. Ông Vũ Anh Sơn - Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết, từ nhiều năm nay, Pháp luôn đề cao việc nắm rõ nguồn gốc của thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa, nâng cao sự cam kết và trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối đối với người tiêu dùng.

Nhiều mặt hàng thực phẩm, trong đó có các sản phẩm thịt đã có những quy định bắt buộc về truy xuất nguồn gốc “từ trang trại đến bàn ăn” nhưng đối với các sản phẩm nông sản nhập khẩu, Pháp chưa có quy định bắt buộc. Do đó, quả vải Việt Nam đã đi trước, đón đầu xu thế tiêu dùng mới, đó là xu thế tiêu dùng có trách nhiệm.

Sau nhiều cuộc XTTM trực tiếp và giới thiệu chất lượng vượt trội của quả vải Việt Nam so với các thị trường khác, rất nhiều hợp đồng hợp tác bao tiêu, xuất khẩu quả vải thiều Việt Nam sang Nhật Bản đã được ký kết. Bên cạnh đó, các thông tin liên quan đến quả vải cũng được phổ biến, chia sẻ rộng rãi trên các trang tin của cộng đồng người Việt tại Nhật Bản, hoặc qua các bài trả lời phỏng vấn một số kênh truyền thông uy tín của Việt Nam và Nhật Bản… để đưa vải Việt Nam trở nên gần gũi hơn với đời sống người dân ở Nhật.

Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục XTTM, không chỉ xúc tiến đơn thuần về mặt số lượng xuất khẩu và khai mở các kênh phân phối mới, Cục đã và đang thực hiện những bước đi chiến lược để đưa quả vải Việt Nam có sự thâm nhập và phát triển bền vững ở thị trường nước ngoài nói chung và các thị trường khó tính nói riêng.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..

Cục thuế Thừa Thiên Huế triển khai nhiều chính sách, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp

Cục thuế Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế.
(PLVN) - Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ cũng như lắng nghe những vướng mắc, hỗ trợ “họ” thực hiện quyết toán thuế, thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều chính sách tốt góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách địa phương.