WHO cảnh báo “đại dịch” lười vận động đang lan rộng toàn cầu

WHO cảnh báo “đại dịch” lười vận động đang lan rộng toàn cầu
(PLO) - Ước tính hơn 1,4 tỷ người trưởng thành trên thế giới đang lâm vào “đại dịch” lười vận động thể chất, tự đẩy mình vào nguy cơ mắc các bệnh gây tử vong cao, trong đó có ung thư. 

“Mô hình” sức khỏe kém gắn liền đô thị hóa

Đây là kết quả nghiên cứu mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố trên tạp chí The Lancet Global Health hồi tháng 9 vừa qua. Theo đó, hiện nay trên toàn cầu, khoảng 1/3 nữ giới và gần 1/4 nam giới không tập luyện thể dục thể thao đầy đủ để tăng cường sức khỏe và phòng tránh các bệnh thông thường.

Xu hướng lười vận động trên toàn thế giới đang ngày càng trở nên tồi tệ. Các nhà nghiên cứu nói rằng, kể từ năm 2001 đến nay mức độ luyện tập thể dục thể thao trung bình của mỗi người trên toàn cầu không có dấu hiệu cải thiện, dù có rất nhiều sáng kiến cộng đồng giúp nâng cao nhận thức về lợi ích của việc vận động thể chất. Năm 2016, hơn ¼ người trưởng thành, tức khoảng 1,4 tỷ người trên toàn địa cầu, không luyện tập thể chất đạt đủ mức cần thiết. 

Theo WHO khuyến nghị, mỗi tuần một người trường thành cần dành ít nhất 150 phút luyện tập cường độ bình thường hoặc 75 phút luyện tập cường độ cao, để đảm bảo sức khỏe. Đối với những người không đáp ứng được khuyến nghị cơ bản này thường có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, các chứng bệnh về mất trí nhớ và một số bệnh ung thư...

Báo cáo khẳng định thiếu vận động thể chất là yếu tố có nguy cơ cao nhất dẫn tới các căn bệnh không truyền nhiễm và có tác động tiêu cực tới sức khỏe tinh thần, cũng như chất lượng cuộc sống.

Cũng theo WHO thói quen lười vận động đang trở thành một “đại dịch” nguy hiểm và là nguyên nhân thứ 4 gây tử vong trên toàn cầu. Tính riêng trong năm 2008, có tới 5,3 triệu người trong số 57 triệu ca tử vong có liên quan đến lối sống thiếu vận động.

Một nghiên cứu mới được WHO công bố, các nhà khoa học đã tiến hành 358 cuộc khảo sát về mức độ hoạt động thể chất ở nơi làm việc và ở nhà trên gần 2 triệu người tại 168 quốc gia từ năm 2016. Theo đó, năm 2016, 27,5% người trưởng thành (trong đó 95% từ 25-32 tuổi) không vận động đủ thời gian được khuyến nghị. Số liệu này chỉ nhỉnh hơn so với thống kê từ năm 2001 (28,5%). 

Xét về giới tính, nữ giới thụ động hơn nam giới ở hầu hết các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á. Trong đó sự khác biệt lớn và rõ nhất là ở Nam Á, Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi so với các nước phương Tây.

Theo nhóm nghiên cứu, nguyên nhân là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm nghĩa vụ với con cái và thái độ văn hóa đã khiến phụ nữ khó tiếp cận với hoạt động thể chất. Tại Anh, tỷ lệ không vận động trong năm 2016 là 32% ở nam giới và 40% ở phụ nữ.

Xét về quốc gia, ở các nước phát triển, có lối sống giàu và thụ động, tỷ lệ người dân lười luyện tập thể chất thường ở mức cao, điển hình như ở Anh và Mỹ lên tới 37%. Trong khi ở các nước đang phát triển tỷ lệ này chỉ có 16%, thậm chí ở 2 nước Uganda và Mozambique còn đạt được tỷ lệ hoàn hảo, với chỉ 6% người trưởng thành lười vận động năm 2016.

Từ đây có thể thấy, trong khi người dân các nước phương Tây có thu nhập cao giảm các hoạt động thể chất, ở các nước Đông Á và Đông Nam Á lại có xu hướng ngược lại. Ở khu vực này trong khoảng thời gian từ 2001-2016, tỷ lệ người lười vận động giảm từ 26% xuống còn 17%. 

“Mức độ lười vận động ở các nước thu nhập cao hơn gấp hai lần so với các nước thu nhập thấp. Mỹ Latin, vùng Caribbean và các quốc gia phương Tây giàu có là những khu vực lười vận động nhất”, bà Regina Guthold, tác giả dẫn đầu nghiên cứu này của WHO chia sẻ.

Theo bà Guthold, người dân ở các quốc gia giàu có thường dành nhiều thời gian trong nhà, giờ làm việc tăng, dễ tiếp cận nguồn thức ăn giàu calo và được hưởng hệ thống giao thông tự động hóa. Như vậy, mức độ vận động ít là một phần của “mô hình” sức khỏe kém đi kèm với đô thị hóa.

Trong một tuyên bố, Hiệp hội Tim mạch của Mỹ cho biết tình trạng ít hoạt động thể chất toàn cầu ngày càng tăng là “một mối quan tâm sâu sắc” bởi việc ít tập thể dục và rèn luyện sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp, tăng cholesterol và trọng lượng cơ thể.

Trước tình trạng đáng báo động, WHO khuyến cáo rằng, nếu các quốc gia không cải thiện được vấn đề trên, mục tiêu giảm tỷ lệ người dân trên toàn cầu thiếu vận động xuống thêm 10% vào năm 2025 sẽ khó thành hiện thực.

Chương trình khuyến khích vận động

Theo ông Walter R. Thompson, giáo sư nghiên cứu về vận động học, kiêm Phó hiệu trưởng Đại học bang Georgia cho biết, điểm quan trọng trong nghiên cứu này của WHO không phải muốn nói lười vận động là đại dịch, lười vận động là đặc điểm của quốc gia thu nhập cao hay thu nhập thấp.

Điều WHO muốn cảnh báo, lười luyện thập thể chất đang phổ biến ở mọi quốc gia và nếu không tìm biện pháp ngăn chặn nó sẽ trở thành căn bệnh mãn tính.

Hiện tại, Mỹ đang tiến hành chương trình mục tiêu 10 năm nhằm cải thiện sức khỏe người dân, trong đó ưu tiên cho vấn đề luyện tập thể chất, tuy nhiên ưu tiên này lại ít có sự cải thiện nhất. “Phải nói rằng người Mỹ lười vận động, điều này rất đáng quan ngại. Chúng tôi chỉ muốn khuyến cáo mọi người cần tập luyện thể dục thể thao nhiều hơn.

Không nhất thiết phải đến những phòng tập thể dục chuyên dụng, những thay đổi nhỏ như đi xe đạp tới nơi làm việc, leo cầu thang bộ…cũng phần nào đó cải thiện sức khỏe của bản thân. Hoặc mỗi người có thể tập các bài tập nhanh và mạnh hơn như chạy, bơi lội hoặc các môn thể thao cường độ mạnh khác”, ông Walter R. Thompson chia sẻ. 

Lười hoạt động thể chất làm tăng nguy cơ bệnh tật
Lười hoạt động thể chất làm tăng nguy cơ bệnh tật

Các nhà khoa học khẳng định, vận động thể chất thường xuyên đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Trong số các giải pháp khắc phục tình trạng lười vận động, các quốc gia và cộng đồng có thể tạo ra các chương trình mới để hỗ trợ cũng như thúc đẩy mọi người năng động hơn.

Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng các hướng dẫn tập thể dục cơ bản không đủ để bù đắp tác hại của việc ngồi lì một chỗ. Vì thế, những người làm việc văn phòng, thường xuyên ngồi một chỗ sẽ phải tập luyện gấp đôi mức tối thiểu được đề nghị và tập thể dục ở cường độ vừa phải  trong khoảng từ 60 đến 75 phút mỗi ngày.

Các chuyên gia kêu gọi các chính phủ cần cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng nhằm khuyến khích các hoạt động thể thao và tăng cường đi bộ, xe đạp cho người dân. Tiến sĩ Melody Ding (Đại học Sydney, Úc) cho rằng, quá trình phát triển kinh tế đã dẫn đến những thay đổi về lối sống ngày một ít vận động hơn.

Vì vậy các chính phủ các quốc gia cần phải nỗ lực hơn để giúp người dân tích cực vận động một cách lành mạnh. Ví dụ đơn giản và khả thi nhất là cải thiện hệ thống giao thông công cộng, mở rộng vỉa hè nhằm dễ dàng hơn cho các hoạt động đi bộ và đạp xe.

Tập thể dục là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện tình hình sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người. Nó không chỉ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh khác nhau, chống bệnh trầm cảm mà còn giữ cho trí nhớ minh mẫn khi về già.

Tin cùng chuyên mục

Đã có kháng thể phòng COVID-19 cho người suy giảm miễn dịch

Đã có kháng thể phòng COVID-19 cho người suy giảm miễn dịch

(PLVN) -  Trải qua quá trình sàng lọc hơn 1.500 kháng thể của người khỏi bệnh COVID-19 trên khắp thế giới, các nhà khoa học chọn được 2 kháng thể có hoạt lực mạnh nhất để tạo ra kháng thể đơn dòng dự phòng COVID-19 đầu tiên trên thế giới, sắp có mặt tại Việt Nam.

Đọc thêm

Cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế: Bảo đảm thông suốt, an toàn thông tin

Ảnh từ internet
(PLVN) - Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế. Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, ngành Y tế đã từng bước đẩy mạnh và có bước phát triển đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận các công nghệ số như vạn vật y tế kết nối, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn...

Quà quê xứ Nghệ

Món bánh dân dã của vùng quê xứ Nghệ.
(PLVN) - Ngày xưa, để được ăn bánh cà, người dân Làng Nam phải đợi Tết đến Xuân về. Đây cũng là loại bánh được bày lên bàn thờ gia tiên và tiếp khách dịp Tết. Nay đời sống khấm khá, món ăn truyền thống đã trở thành thức quà để người dân nơi đây phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Chàng trai nhiều lần 'từ chối' lời gọi của tử thần

Chàng trai nhiều lần 'từ chối' lời gọi của tử thần
(PLVN) - Những ngày cuối năm chộn rộn, tình cờ tôi gặp một chia sẻ từ một người bạn của chàng trai đã từng hai lần “tắt thở” và trở về với cuộc sống. Đã 10 năm qua, chàng trai ấy từ là “cỗ máy kiếm tiền” ở tuổi 20 rực rỡ, rồi đột ngột bị tai nạn, nằm liệt giường. Thế nhưng, anh đã chọn “sống và sống ý nghĩa” trong từng phút giây, dù chỉ để thở và cười… Đó là Nguyễn Chánh Tín, chàng trai 34 tuổi, quê Hoài Nhơn, Bình Định…

Thói quen ăn uống khiến nhiều người trẻ mắc ung thư

Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ vì việc ăn uống không hợp lý khiến người trẻ tuổi đã mắc ung thư đại trực tràng
(PLVN) - Tại Bệnh viện K, trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5 trường hợp mắc ung thư đại trực tràng, đặc biệt có những bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại trực tràng khi mới 12,13 tuổi, nguyên nhân hầu hết do thói quen ăn uống không hợp lý.

Cảnh giác phát hiện u màng não từ biểu hiện đau đầu thường xuyên

Hình ảnh khối u màng não kích thước khoảng 9x10mm vị trí liềm đại não trước của bệnh nhân T., trên hình ảnh chụp MRI.
(PLVN) - Đau đầu là triệu chứng phổ biến, thường gặp, có thể do nhiều yếu tố gây nên như thiếu ngủ, căng thẳng thần kinh, tiếp xúc tiếng ồn, thay đổi thời tiết... Tuy nhiên, nếu có biểu hiện đau đầu thường xuyên thì hãy đi khám ngay bác sĩ, bởi đó có thể là biểu hiện của tổn thương, bệnh lý nguy hiểm trong não.

Cách giúp bạn sống năng động và vui khỏe

Cách giúp bạn sống năng động và vui khỏe
(PLVN) - Lối sống ít vận động có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Thậm chí bạn có thể đã cảm thấy những tác động của việc ngồi lâu trong một thời gian dài, như đau lưng trên và vai, cơ hông và sưng ở bàn chân do giảm tuần hoàn máu. Ngoài ra, dành thời gian dài để ngồi trước màn hình còn có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta nữa. Đúng vậy, lối sống ít vận động cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Xử lý khi chìa khóa thông minh ô tô khi hết pin

Xử lý khi chìa khóa thông minh ô tô khi hết pin
(PLVN) - Chìa khóa thông minh hiện nay dường như đã trở thành trang bị tiêu chuẩn cho các dòng xe hơi vì tính tiện dụng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi chìa khóa này hết pin thì không phải lái xe nào cũng biết cách xử lý. 

Dấu hiệu trẻ ốm nặng cần đưa ngay đến bệnh viện

Dấu hiệu trẻ ốm nặng cần đưa ngay đến bệnh viện
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đặc biệt là ở các khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu, thường có một số trường hợp trẻ bị bệnh nặng mà cha mẹ không nhận biết được các dấu hiệu, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe trẻ...

Liệu pháp chăm sóc sức khỏe điều dưỡng lục khí

Liệu pháp chăm sóc sức khỏe điều dưỡng lục khí
(PLVN) - Liệu Pháp Điều Dưỡng Lục Khí được Viện Nghiên Cứu Sức Khỏe &Quản Lý Y Tế (RIMH Việt Nam) nghiên cứu và ứng dụng thành công trên rất nhiều khách hàng trong 05 năm qua nhằm hỗ trợ trị liệu các triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy, lưng, hông, đầu, toàn thân… 

Những lợi ích từ Massge bầu

Những lợi ích từ Massge bầu
(PLVN) - Làm mẹ là một quá trình hội tụ nhiều cảm xúc trái ngược của chị em, bên cạnh niềm hạnh phúc là sự đau đớn, song hành cùng nụ cười là những giọt nước mắt, tiếp nối sự lo lắng là tiếng thở phào nhẹ nhõm. Dù bạn sinh lần đầu hay từng trải qua vài lần vượt cạn, những xúc cảm đó vẫn vẹn nguyên, thiêng liêng và đáng nhớ vô cùng.

Lao kháng thuốc bùng phát do bệnh nhân… 'né' điều trị?

Việc điều trị lao kháng thuốc rất mất thời gian và tốn kém. Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lao kháng thuốc là việc bệnh nhân “nhờn” thuốc khiến tình trạng bệnh trở nặng và điều trị khó khăn, tốn kém hơn rất nhiều so với thông thường. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới xuất hiện khoảng gần 500.000 trường hợp lao đa kháng, trong đó 5-7% là lao siêu kháng. 

Chuyên gia khuyến cáo cách phòng, chữa bệnh Whitmore

Bệnh nhân whitmore đang điều trị tại BV Bạch Mai.
(PLVN) - Trả lời báo chí, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trực khuẩn Whitmore là một loại vi khuẩn gram âm, có thể tồn tại trong bùn, đất và lây nhiễm cho con người thông qua các vết thương ngoài da. Ngoài ra có thể lây qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 1950, lưu hành lẻ tẻ tại một số địa phương.