Cách nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trên rốn trẻ sơ sinh

Theo ThS.BS. Nguyễn Thị Anh Tiên - Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), các bà mẹ thường không biết thế nào là bất thường về rốn ở trẻ sơ sinh, và vấn đề nào nguy hiểm cần đưa bé đi khám ngay...

Cuống rốn trẻ khô lại và lành, có thể có màu nâu, xám hoặc đen, đó là bình thường. Rốn sẽ rụng sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, chuyên gia Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần chăm sóc và theo dõi kỹ các biểu hiện sau để có cách xử trí kịp thời:

Trẻ chảy máu rốn: Có một vài giọt máu trên chỗ giữa cuống rốn đã khô và chân rốn, chảy máu do cọ xát tã vào cuống rốn. Máu thường sẽ tự cầm hoặc cầm khi ấn nhẹ vùng rốn bằng miếng gạc sạch.

Nếu chảy máu tái dai dẳng hoặc chảy máu nhiều (vẫn còn chảy máu sau 10 phút đè ép hoặc tiếp tục chảy máu trên 3 lần), các mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ, vì có thể có bệnh lý gây chảy máu rốn.

Rốn rụng muộn: Thông thường rốn rụng sau 10-14 ngày tuổi, nhưng một số ít trường hợp có thể kéo dài trên 3 tuần. Nên giữ rốn khô và kiểm tra da quanh rốn mỗi ngày. Rửa sạch chất tiết bám trên rốn một cách nhẹ nhàng và lau khô. Chú ý không được dùng cồn hoặc các chất sát khuẩn khác bôi lên rốn. Khi mặc tã, không nên để tã đè lên cuống rốn. Sau 3 tuần mà rốn chưa rụng, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ.

Rốn rỉ dịch hoặc bị ẩm, hoặc có ít mủ trên bề mặt, thường xảy ra sau khi rốn đã rụng, trẻ có thể bị nhiễm trùng rốn mức độ nhẹ hoặc có bệnh lý rốn khác kèm theo như tồn tại ống niệu rốn, u hạt rốn... Mẹ nên đưa bé đi khám để được tầm soát bệnh lý rốn và hướng dẫn cách chăm sóc rốn.

"Nên để rốn thoáng, không bôi thuốc kháng sinh hay thuốc sát trùng lên rốn", ThS.BS. Nguyễn Thị Anh Tiên lưu ý, đồng thời cảnh báo: "Nếu vùng rốn và mô xung quanh rốn gây sưng, đỏ hoặc đau, chảy dịch mủ, hôi, hoặc đôi khi chỉ nhẹ như rỉ dịch hoặc chảy máu nhẹ là em bé có dấu hiệu nhiễm trùng rốn, cần phải đưa đi khám".

Cũng theo Anh Tiên, em bé sẽ được cho uống thuốc và hướng dẫn vệ sinh rốn đúng cách và nặng hơn là phải nhập viện điều trị. Nếu em bé được uống thuốc tại nhà, phải đảm bảo rằng em bé uống đủ liều thuốc ngay cả khi rốn đã cải thiện hơn.

Khi chăm sóc rốn bị nhiễm trùng, các mẹ cần rửa sạch tay trước và sau khi chăm sóc rốn. Tã của bé phải nằm ở mức dưới rốn cho đến khi rốn lành, vì điều này giúp ngăn ngừa nhiễm bẩn từ phân và nước tiểu, nếu cần có thể cắt trên tã một lỗ nhỏ vùng tã đi qua rốn; Không nên mặc quần áo ép chặt vùng rốn; Không đặt bé ngâm vào thau nước tắm cho đến khi nhiễm trùng rốn đã lành; Không rắc bột chống hăm hoặc các loại bột khác lên rốn rỉ nước;

"Theo dõi các dấu hiệu diễn tiến nặng của nhiễm trùng để đưa trẻ đi khám lại ngay, như: chân rốn và vùng quanh rốn sưng phồng, chảy mủ, có mùi hôi…, trẻ bị sốt. Các dấu hiệu của nhiễm trùng xấu hơn hoặc không cải thiện sau 2 ngày điều trị. Trẻ khóc hoặc có vẻ đau khi chạm vào rốn hoặc vùng quanh rốn. Chảy máu rốn nặng hơn. Chân rốn và vùng quanh rốn sưng phồng, chảy mủ, có mùi hôi. Trẻ bỏ bú. Trẻ ngủ nhiều hoặc giảm vận động hơn bình thường", Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, khuyến cáo.

Tin cùng chuyên mục

Đã có kháng thể phòng COVID-19 cho người suy giảm miễn dịch

Đã có kháng thể phòng COVID-19 cho người suy giảm miễn dịch

(PLVN) -  Trải qua quá trình sàng lọc hơn 1.500 kháng thể của người khỏi bệnh COVID-19 trên khắp thế giới, các nhà khoa học chọn được 2 kháng thể có hoạt lực mạnh nhất để tạo ra kháng thể đơn dòng dự phòng COVID-19 đầu tiên trên thế giới, sắp có mặt tại Việt Nam.

Đọc thêm

Cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế: Bảo đảm thông suốt, an toàn thông tin

Ảnh từ internet
(PLVN) - Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế. Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, ngành Y tế đã từng bước đẩy mạnh và có bước phát triển đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận các công nghệ số như vạn vật y tế kết nối, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn...

Quà quê xứ Nghệ

Món bánh dân dã của vùng quê xứ Nghệ.
(PLVN) - Ngày xưa, để được ăn bánh cà, người dân Làng Nam phải đợi Tết đến Xuân về. Đây cũng là loại bánh được bày lên bàn thờ gia tiên và tiếp khách dịp Tết. Nay đời sống khấm khá, món ăn truyền thống đã trở thành thức quà để người dân nơi đây phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Chàng trai nhiều lần 'từ chối' lời gọi của tử thần

Chàng trai nhiều lần 'từ chối' lời gọi của tử thần
(PLVN) - Những ngày cuối năm chộn rộn, tình cờ tôi gặp một chia sẻ từ một người bạn của chàng trai đã từng hai lần “tắt thở” và trở về với cuộc sống. Đã 10 năm qua, chàng trai ấy từ là “cỗ máy kiếm tiền” ở tuổi 20 rực rỡ, rồi đột ngột bị tai nạn, nằm liệt giường. Thế nhưng, anh đã chọn “sống và sống ý nghĩa” trong từng phút giây, dù chỉ để thở và cười… Đó là Nguyễn Chánh Tín, chàng trai 34 tuổi, quê Hoài Nhơn, Bình Định…

Thói quen ăn uống khiến nhiều người trẻ mắc ung thư

Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ vì việc ăn uống không hợp lý khiến người trẻ tuổi đã mắc ung thư đại trực tràng
(PLVN) - Tại Bệnh viện K, trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5 trường hợp mắc ung thư đại trực tràng, đặc biệt có những bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại trực tràng khi mới 12,13 tuổi, nguyên nhân hầu hết do thói quen ăn uống không hợp lý.

Cảnh giác phát hiện u màng não từ biểu hiện đau đầu thường xuyên

Hình ảnh khối u màng não kích thước khoảng 9x10mm vị trí liềm đại não trước của bệnh nhân T., trên hình ảnh chụp MRI.
(PLVN) - Đau đầu là triệu chứng phổ biến, thường gặp, có thể do nhiều yếu tố gây nên như thiếu ngủ, căng thẳng thần kinh, tiếp xúc tiếng ồn, thay đổi thời tiết... Tuy nhiên, nếu có biểu hiện đau đầu thường xuyên thì hãy đi khám ngay bác sĩ, bởi đó có thể là biểu hiện của tổn thương, bệnh lý nguy hiểm trong não.

Cách giúp bạn sống năng động và vui khỏe

Cách giúp bạn sống năng động và vui khỏe
(PLVN) - Lối sống ít vận động có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Thậm chí bạn có thể đã cảm thấy những tác động của việc ngồi lâu trong một thời gian dài, như đau lưng trên và vai, cơ hông và sưng ở bàn chân do giảm tuần hoàn máu. Ngoài ra, dành thời gian dài để ngồi trước màn hình còn có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta nữa. Đúng vậy, lối sống ít vận động cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Xử lý khi chìa khóa thông minh ô tô khi hết pin

Xử lý khi chìa khóa thông minh ô tô khi hết pin
(PLVN) - Chìa khóa thông minh hiện nay dường như đã trở thành trang bị tiêu chuẩn cho các dòng xe hơi vì tính tiện dụng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi chìa khóa này hết pin thì không phải lái xe nào cũng biết cách xử lý. 

Dấu hiệu trẻ ốm nặng cần đưa ngay đến bệnh viện

Dấu hiệu trẻ ốm nặng cần đưa ngay đến bệnh viện
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đặc biệt là ở các khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu, thường có một số trường hợp trẻ bị bệnh nặng mà cha mẹ không nhận biết được các dấu hiệu, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe trẻ...

Liệu pháp chăm sóc sức khỏe điều dưỡng lục khí

Liệu pháp chăm sóc sức khỏe điều dưỡng lục khí
(PLVN) - Liệu Pháp Điều Dưỡng Lục Khí được Viện Nghiên Cứu Sức Khỏe &Quản Lý Y Tế (RIMH Việt Nam) nghiên cứu và ứng dụng thành công trên rất nhiều khách hàng trong 05 năm qua nhằm hỗ trợ trị liệu các triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy, lưng, hông, đầu, toàn thân… 

Những lợi ích từ Massge bầu

Những lợi ích từ Massge bầu
(PLVN) - Làm mẹ là một quá trình hội tụ nhiều cảm xúc trái ngược của chị em, bên cạnh niềm hạnh phúc là sự đau đớn, song hành cùng nụ cười là những giọt nước mắt, tiếp nối sự lo lắng là tiếng thở phào nhẹ nhõm. Dù bạn sinh lần đầu hay từng trải qua vài lần vượt cạn, những xúc cảm đó vẫn vẹn nguyên, thiêng liêng và đáng nhớ vô cùng.

Lao kháng thuốc bùng phát do bệnh nhân… 'né' điều trị?

Việc điều trị lao kháng thuốc rất mất thời gian và tốn kém. Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lao kháng thuốc là việc bệnh nhân “nhờn” thuốc khiến tình trạng bệnh trở nặng và điều trị khó khăn, tốn kém hơn rất nhiều so với thông thường. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới xuất hiện khoảng gần 500.000 trường hợp lao đa kháng, trong đó 5-7% là lao siêu kháng. 

Chuyên gia khuyến cáo cách phòng, chữa bệnh Whitmore

Bệnh nhân whitmore đang điều trị tại BV Bạch Mai.
(PLVN) - Trả lời báo chí, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trực khuẩn Whitmore là một loại vi khuẩn gram âm, có thể tồn tại trong bùn, đất và lây nhiễm cho con người thông qua các vết thương ngoài da. Ngoài ra có thể lây qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 1950, lưu hành lẻ tẻ tại một số địa phương.

Trẻ bị thương tích tại nhà, xử trí thế nào?

Trẻ bị thương tích tại nhà, xử trí thế nào?
Thương tích do té ngã thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi các em không có sự giám sát trông chừng của người lớn. Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy, Trung tâm cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn cách phòng tránh và xử trí thương tích cho trẻ...