'Yêu cho roi cho vọt' - cẩn thận không...vào tù

Luật sư Đoàn Thu Nga
Luật sư Đoàn Thu Nga
(PLO) - Phụ huynh bức xúc khi trẻ tới lớp bị bạo hành, thậm chí quyết đi tới cùng sự việc vì nghĩ con là nạn nhân. Nhưng nhiều bậc cha mẹ không biết rằng đôi khi họ cũng đang bạo hành con mà không hay biết.  Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với luật sư Đoàn Thu Nga, Giám đốc văn phòng luật sư Lawpro về vấn đề này.

- Thưa luật sư, soi chiếu từ các quy định pháp luật, bà thấy quan điểm dạy con 'yêu cho roi cho vọt' có còn phù hợp?

- Trẻ em có hơn 20 nhóm quyền cơ bản như quyền được sống, chăm sóc yêu thương, khám chữa bệnh, có quốc tịch, phổ cập giáo dục. Người lớn phải có trách nhiệm “cập nhật” và tôn trọng, thực thi những quyền đó. Theo tôi, cha mẹ nên coi con là như những đối tác, bởi các em có tư duy và suy nghĩ của mình. Chúng ta thường bắt con suy nghĩ theo hướng tư duy ngược là mỗi lần đánh mắng, chửi các bậc phụ huynh lại mong con hiểu đó là yêu thương. Nhưng não bộ của trẻ là một bộ lọc, chúng tiếp nhận yêu thương ở người lớn là hỏi han, chia sẻ, đồng hành chứ không phải đòn roi.

Pháp luật quy định người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Pháp luật quy định rõ tội bạo hành trẻ em bao gồm cả bạo hành tinh thần như gây ức chế tâm lý, dùng ngôn ngữ đe dọa.

Năm 2016 luật bảo vệ gia đình chăm sóc trẻ em cũng quy định rõ thế nào là ngược đãi trẻ em; việc xâm phạm thân thể, đánh đập, bắt trẻ em mặc quần áo rách, bắt nhịn ăn, nhịn đi vệ sinh... Tổn thương tinh thần như lăng nhục, phỉ báng, dùng những hình ảnh, âm thanh con vật, đồ vật biết trẻ sợ nhưng vẫn đe dọa đều bị nghiêm cấm.

Việt Nam là thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở Châu Á kí bản công ước quyền trẻ em năm 1990 thể hiện tinh thần của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền của trẻ em. Quyền trẻ em được quy định thông qua Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; luật hôn nhân gia đình; đặc biệt Bộ luật hình sự về tội Bạo hành trẻ em, cố ý gây thương tích nêu rõ sẽ bị xử lý hình sự. 

Về mặt tâm lý, nếu bị đánh mắng, trẻ em sẽ phản xạ, phản ứng và sau đó là phản kháng mạnh mẽ tư duy hành động áp đặt lên trẻ. Điều này không tạo được sự kính trọng của con đối với phụ huynh mà khiến tình yêu thương với con dần mất đi. Chúng ta không thể bắt con nói lời yêu thương với mình khi sử dụng đòn roi để dạy dỗ.

Vậy thực tiễn áp dụng pháp luật chống bạo hành trẻ em ở Việt Nam hiện nay ra sao?

Trên thực tế, việc thực hiện pháp luật bảo vệ trẻ em gặp nhiều khó khăn vì những vụ án bạo hành trẻ em phần lớn là người thân. Trước tiên là nạn nhân không dám nói và không dám tố cáo do lệ thuộc.

Hơn nữa, trẻ em không ý thức được mình là nạn nhân. Có trẻ không dám tố cáo sợ bị trả thù, hay e ngại quan niệm con dám tố cáo bố mẹ. Nhiều người quan niệm chuyện dạy bảo con là chuyện gia đình. Vì vậy chúng ta phải tuyên truyền nhiều hơn nữa từ tổ trưởng dân phố, UBMTTQ đến người dân việc tố cáo bạo hành trẻ em.

Mặt khác việc bạo hành trẻ em rất khó phát hiện nên tính thực thi còn hạn chế. Ngày nay chúng ta cần bỏ quan niệm thờ ơ coi đó là việc của người ta, ứng xử phù hợp. Ở đây cần đặt ra trách nhiệm cơ quan đoàn thể quản lý nhà nước, cộng đồng bảo vệ trẻ em.

Từng tham gia nhiều vụ án liên quan đến bạo hành trẻ em, bà có thể chia sẻ một số bài học trong cách dạy con?

Theo tôi, bố mẹ cần phải tôn trọng trẻ em, coi con như những đối tác vì các em có tư duy và suy nghĩ của mình. Trước đây lối sống văn hóa gia đình phần lớn chấp nhận việc sử dụng roi để dạy dỗ con cái, nhưng nay phương pháp này đã không còn phù hợp.

Bố mẹ hiện đại nên sử dụng phương pháp giáo dục hiện đại dạy con như “cây gậy và củ cà rốt”, “kỷ luật không nước mắt”, có nghĩa bố mẹ luôn phải đàm phán với các con. Chúng ta cần tôn trọng các con quyền tự do nêu ý kiến, tôi cho rằng phụ huynh đánh con là chưa thực sự hiểu rõ pháp luật. 

Nếu con cái vi phạm, bố mẹ cần phân định ranh giới như thế nào là không nghe lời, cãi là gì, dùng từ trống không ra sao, không học bài, không giúp đỡ bố mẹ....Từ đó phụ huynh đưa ra bảng kế hoạch hành vi này không được thưởng chẳng hạn. Chúng ta cũng phải dạy con rằng khi các cháu không làm tốt công việc thì bị “tước” đi quyền hoặc phần thưởng mà lẽ ra được hưởng. Phụ huynh đừng ngại ngần thể hiện tình cảm của mình với con vì như vậy sẽ động viên khích lệ tinh thần của trẻ.

Ngoài ra, phụ huynh cần dạy con biết cách tự vệ, cho trẻ đi học lớp kĩ năng sống. Phụ huynh dạy con biết bố mẹ được chạm vào đâu trên cơ thể trẻ, đâu là hành động yêu thương, đâu là bạo lực.

Phương pháp dùng đòn roi liệu có còn hiệu quả, thưa bà?

Với những đứa trẻ thường xuyên bị đánh, chửi thì sẽ có xu hướng gồng lên chịu, dần dần chúng sẽ trở nên chai lì. Như vậy, trong mọi trường hợp đòn roi không mang lại hiệu quả. Ở xã hội hiện đại phụ huynh nên có gì nói nấy, đừng bắt con tư duy ngược nữa. Phụ huynh không nên cho rằng mình sinh ra con thì có quyền đánh chửi.

Nếu phụ huynh mắng chửi, la hét, dùng những ngôn từ không tích cực sẽ gây hiệu quả xấu, khiến trẻ tổn thương tâm lý.

Cảm ơn bà về cuộc trò chuyện 

Đọc thêm

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

Sự việc sổ đỏ bị từ chối chỉnh lý biến động tại Tây Ninh: Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đang kiểm tra, xác minh

Mỗi khi đến thăm đất, bà Hoa đều phải phá khóa, do liên tục bị người khác khóa cổng. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Ông Trần Văn Lô, chuyên viên Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Tây Ninh (VPĐKĐĐ), người được VPĐKĐĐ cử làm việc với PLVN, cho biết VPĐKĐĐ đang cho kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo trên của bà Hoa. “Hiện Phòng nghiệp vụ của VPĐKĐĐ đang thụ lý đơn của bà Hoa. Khi có kết quả, VPĐKĐĐ sẽ thông báo công khai”, ông Lô nói.