Xây dựng quy định về công cụ nợ Chính phủ: “Nguyên tắc thị trường” được thực hiện như thế nào?

(PLO) - Góp ý Dự thảo Nghị định về công cụ nợ Chính phủ trong các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quản lý nợ công, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng, cần phải có biện pháp cụ thể hơn để bảo đảm nguyên tắc thị trường. 

Mua lại và hoán đổi công cụ nợ Chính phủ: theo nguyên tắc thị trường

Điều 7 của Dự thảo Nghị định về công cụ nợ Chính phủ quy định về việc mua lại và hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ và yêu cầu việc này phải được thực hiện bảo đảm công khai, minh bạch và theo nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia VCCI, các biện pháp cụ thể hơn để bảo đảm nguyên tắc này thì chưa được quy định. Bởi, trong quá trình mua lại, hoán đổi sẽ đặt ra những vấn đề như: vì sao mua lại trái phiếu này mà không mua lại trái phiếu khác, vì sao mua lại của người này mà không mua lại của người khác…

Nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch và tính cạnh tranh giữa các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định, trình tự thủ tục mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ, có thể bao gồm các biện pháp như công khai kế hoạch mua lại, hoán đổi, chào giá hoặc tổ chức đấu giá công khai giữa những người bán…

Điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính: phải làm rõ để đảm bảo minh bạch

Khoản 3 Điều 12 của Dự thảo quy định các điều kiện để một tổ chức được bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc, gồm: (a) nếu đáp ứng được quy định của Kho bạc Nhà nước đối với mỗi đợt phát hành; (b) có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán; (c) có phương án bảo lãnh phát hành khả thi.

Các chuyên gia từ VCCI cho rằng, các điều kiện này hiện đang được thể hiện một cách định tính và thiếu minh bạch. Điều này có thể tạo cơ chế xin-cho trong quá trình thực thi. Do đó, cần sửa đổi quy định theo hướng: trước mỗi đợt phát hành theo hình thức bảo lãnh, chủ thể phát hành phải tiến hành mời thầu để lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành theo trình tự thủ tục của Luật Đấu thầu gói thầu dịch vụ phi tư vấn.

Khung hợp đồng áp dụng cho các giao dịch trái phiếu Chính phủ

Ban soạn thảo dự thảo Nghị định cho rằng, theo thông lệ quốc tế, để rút ngắn thời gian đàm phán và giảm thiểu rủi ro cho các bên khi tham gia giao dịch, cần quy định khung hợp đồng chuẩn áp dụng chung cho tất cả các giao dịch trái phiếu Chính phủ TPCP trên thị trường thứ cấp, trong đó quy định về nghĩa vụ của từng bên khi thực hiện giao dịch, việc xử lý tài sản đảm bảo khi một bên mất khả năng thanh toán. Vì thế, Điều 15 của Dự thảo quy định về giao dịch công cụ nợ Chính phủ trên thị trường thứ cấp về (1) loại hình giao dịch; (2) nội dung hợp đồng mua bán lại và bán kết hợp mua lại; và (3) xử lý trường hợp một bên không thực hiện hợp đồng.

Nhưng, cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, đối với thị trường thứ cấp, các bên tham gia đều là những chủ thể tư nên cần bảo đảm quyền tự do hợp đồng, tự do thoả thuận. Việc Nhà nước can thiệp bằng biện pháp đưa ra hợp đồng khung chỉ nên mang tính khuyến khích, hỗ trợ, chứ không nên là một quy định bắt buộc.

Từ đó, Điều 15 Dự thảo Nghị định được kiến nghị sửa đổi theo hướng không quy định cứng nhắc chỉ có 3 hình thức giao dịch (mua bán thông thường, mua bán lại và bán kết hợp mua lại) mà các bên có thể giao dịch dưới mọi hình thức mà không trái với quy định của luật. Hơn nữa, bỏ quy định về kỳ hạn tối đa của giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại, nội dung hợp đồng quy định tại Điều 15 chỉ mang tính khuyến nghị, chứ không bắt buộc. Nếu các bên có thoả thuận khác thì tôn trọng thoả thuận đó. Nếu các bên không có thoả thuận khác thì mới áp dụng các nội dung này để giải quyết tranh chấp.

Tin cùng chuyên mục

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.