Vụ xã tự ý thu hồi đất của dân: UBND tỉnh Hà Nam “tiền hậu bất nhất”?

(PLO) - Mặc dù các cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh Hà Nam đã xác định, UBND xã Liêm Sơn rút ruộng của các hộ dân là vi phạm Luật Đất đai và đề nghị xã này trả lại diện tích đất nông nghiệp cho các hộ dân. Thế nhưng, hơn 10 năm nay các hộ dân trú tại thôn Nghè, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam vẫn “mòn mỏi” chờ đợi nhận lại quyền sử dụng đất.
Ông Phạm Ngọc Viễn phản ánh sự việc với phóng viên
Ông Phạm Ngọc Viễn phản ánh sự việc với phóng viên

Tự ý thu hồi đất của người dân

Như Báo PLVN đã đăng tải, ông Phạm Ngọc Viễn (trú tại thôn Nghè, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) đại diện cho 9 hộ dân thôn Nghè bị thu hồi đất cho biết, trước năm 1993 ông cùng 8 công dân khác của thôn là công nhân viên chức về nghỉ mất sức tại địa phương theo quy định của Nhà nước. 

Năm 1993, xã Liêm Sơn thực hiện phương án giao ruộng cho các đối tượng là khẩu nông nghiệp. Thời điểm đó, ngoài phần đất nông nghiệp theo tiêu chuẩn (đất khẩu) hộ ông Viễn cùng 8 hộ nghỉ mất sức đã nộp cho HTX nông nghiệp Bắc Sơn, xã Liêm Sơn mỗi sào 70 ngàn đồng để nhận thêm đất  sản xuất nông nghiệp. Không những thế, các hộ này đã nộp đầy đủ tiền theo mức giá quy định của HTX và được cấp phiếu thu với nội dung “Góp tiền quỹ ruộng đất”.

Theo ông Viễn, năm 1998, cả phần đất theo tiêu chuẩn và phần đất nộp tiền để nhận thêm từ HTX nông nghiệp Bắc Sơn được UBND huyện Thanh Liêm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (sổ đỏ). Năm 2001, thực hiện việc dồn đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, toàn bộ diện tích nông nghiệp nộp thêm tiền của ông Viễn và 8 hộ dân thôn Nghè bị UBND xã Liêm Sơn thu hồi.

Tuy nhiên mãi đến năm 2013, ông Viễn và các hộ dân mới “phát hiện” khi các hộ dân ở các thôn bên cạnh cũng nghỉ chế độ, có nguồn gốc đất và nộp khoản tiền như ông Viễn và 8 hộ dân khác để nhận thêm đất sản xuất lại không bị thu hồi. Bức xúc vì bị thu hồi đất không công bằng, các hộ dân đã nhiều lần làm đơn kiến nghị lên các cấp chính quyền. 

Vi phạm Luật Đất đai

Trước phản ánh của các hộ dân, UBND tỉnh Hà Nam đã giao Sở TN&MT kiểm tra, báo cáo về nội dung khiếu nại. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Nam, ngày 15/9/2015 Sở TN&MT đã mời Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, UBND huyện Thanh Liêm, UBND xã Liêm Sơn họp để thống nhất phương án xử lý.

Ngày 20/10/2015, Sở TN&MT tỉnh Hà Nam có Báo cáo số 177/BC-STN-MT về việc thống nhất phương án giải quyết đơn của ông Phạm Ngọc Viễn, trong đó Sở Tư pháp Hà Nam nêu quan điểm: “Đây không phải là “giao lại ruộng” cho các hộ mà phải dùng cụm từ “trả lại ruộng” cho các hộ dân vì các hộ đã được UBND huyện cấp sổ đỏ năm 1998; năm 2001 UBND xã Liêm Sơn rút ruộng của các hộ bản chất là thu hồi đất như vậy vi phạm Điều 28 Luật Đất đai năm 1993”. 

Cùng với đó, tại phần kết quả thống nhất việc giải quyết đơn của 9 hộ dân nêu trong báo cáo, Sở TN&MT đã đề nghị UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo: “Để chấm dứt đối với 9 công dân thôn Nghè đang có đơn, đề nghị UBND huyện chỉ đạo UBND xã Liêm Sơn trả lại diện tích đất nông nghiệp cho 9 hộ dân đang có đơn do bị rút ruộng khi xã Liêm Sơn thực hiện Chỉ thị 15/CT-TU ngày 4/5/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam”. 

Không dừng lại ở đó, ngày 25/2/2016 Thanh tra tỉnh Hà Nam cũng đã có Báo cáo số 21/BC-TTr về việc khiếu nại của ông Viễn. Tại phần kiến nghị, Thanh tra tỉnh Hà Nam cũng đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Thanh Liêm kiểm tra, rà soát lại diện tích đã rút của 93 khẩu, đồng thời kiểm tra lại quỹ đất của xã Liêm Sơn hiện có, xây dựng phương án trả lại diện tích đã rút không đúng của các hộ, báo cáo UBND tỉnh. 

“Tiền hậu bất nhất”?

Niềm vui của các hộ dân nhanh chóng bị dập tắt khi ngày 19/4/2016, UBND tỉnh Hà Nam lại ra Thông báo số 28/TB-UBND “Về việc chấm dứt thụ lý giải quyết khiếu nại và việc xem xét giải quyết các kiến nghị của ông Phạm Ngọc Viễn và một số công dân xã Liêm Sơn”.

Theo thông báo này, phần đất mà các hộ góp tiền để nhận thêm là ruộng mượn, số tiền các hộ đã góp 70 ngàn/sào không phải là tiền mua đất mà là tiền để chi cho việc làm giao thông, thủy lợi nội đồng. Thông báo cũng khẳng định, năm 1997, UBND xã Liêm Sơn xác nhận vào đơn đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ và trình UBND Thanh Liêm cấp sổ đỏ năm 1998 có cả phần diện tích mượn năm 1993 là không đúng với quy định tại Mục 2, bước thứ hai, phần thứ hai của Hướng dẫn ngày 1/6/1992 của Chi cục Quản lý đất đai thuộc Sở Nông nghiệp tỉnh Hà Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định 115/QĐ-UB ngày 15/2/1992 của UBND tỉnh Hà Nam Ninh. 

Bên cạnh đó, việc UBND xã thực hiện rút ruộng của các hộ dân đã được cấp sổ đỏ không theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Trách nhiệm thuộc về UBND xã Liêm Sơn thời kỳ 1995 – 2005 và các cán bộ có liên quan của UBND huyện Thanh Liêm. Thông báo này cũng chỉ ra rằng, UBND huyện Thanh Liêm có trách nhiệm, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm UBND xã Liêm Sơn thời kỳ 1995-2000 về việc đề nghị cấp sổ đỏ không đúng đối tượng, quy định của pháp luật về việc rút ruộng không thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật và các cán bộ có liên quan của UBND huyện Thanh Liêm và báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 10/5/2016. 

Liên quan đến việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các cán bộ liên quan theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Nam, trao đổi với phóng viên Báo PLVN, ông Lê Hải Đăng - Chủ tịch UBND xã Liêm Sơn cho biết: “Giờ các ông đã nghỉ hưu hết rồi, có người còn chết rồi thì lấy ai mà kiểm điểm. Việc thu hồi đất của ông Viễn và các hộ dân là đúng, tuy nhiên sai sót ở đây là thực hiện không đúng các quy định, thủ tục của pháp luật”.

Tuy nhiên, ông Viễn cho biết: “Chủ trương của Chỉ thị 15CT-TU ngày 4/5/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam là “chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất”, không chia lại mà chỉ dồn đổi để mỗi hộ không quá 05 thửa đất nông nghiệp căn cứ vào diện tích đã được giao chia năm 1993 chứ không phải cân đối lại diện tích đã chia cho các hộ. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Nam là “tiền hậu bất nhất”. 

Tin cùng chuyên mục

Các phạm nhân đang đọc kinh sách.

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng

(PLVN) -  Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Đọc thêm

Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ ngày 1/5/2024. (Ảnh minh họa - Nguồn: chinhphu.vn)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản 2012 và Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản 2012.

Sự việc Công ty Đệ Tam chưa được giao đất đã ký hợp đồng 'góp vốn': Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai có văn bản trả lời

Lô đất ông Hà ký hợp đồng “góp vốn” với DETACO, đến nay 16 năm vẫn chưa được nhận đất. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)
(PLVN) - Như PLVN đã có bài phản ánh, Cty CP Đệ Tam (DETACO, trụ sở 2/6 - 2/8, đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM) bị ông Lê Thanh Hà (SN 1953, ngụ đường Thành Thái, phường 14, quận 10, TP HCM) có đơn cho rằng đã “bán thứ mà mình không có”; khi chưa được UBND tỉnh Đồng Nai giao đất nhưng đã ký hợp đồng “góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án”, nội dung khách sẽ “được nhận lại 1 nền đất” tại dự án Khu dân cư (KDC) tại xã Phước An (huyện Nhơn Trạch).

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.