Từ năm 2021 sẽ tăng mức trợ cấp xã hội

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định một số chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội của Bộ LĐ-TB&XH đề xuất thì từ năm 2021 sẽ có 10 nhóm đối tượng được tăng tiền trợ cấp xã hội với  mức chuẩn 360 ngàn đồng/tháng (tăng 33%).

Thêm 4 nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, hiện tại đến cuối năm 2019, cả nước đã có trên 3 triệu đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, được hỗ trợ kinh phí chăm sóc và cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT); 48.423 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại 432 cơ sở trợ giúp xã hội (trong đó có 182 cơ sở công lập), chiếm khoảng 3% dân số và tăng so với năm 2006. Kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên hàng năm là 17.563 tỷ đồng. Giai đoạn 2015-2020, Trung ương đã hỗ trợ địa phương 313.297 tấn gạo và 2.269 tỷ đồng để cứu trợ đột xuất. 

Tuy nhiên, theo Bộ LĐ-TB&XH, hiện tại chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng còn thấp mới chỉ bảo đảm hỗ trợ được một phần nhu cầu thiết yếu, chưa tương đồng với chính sách khác. Trợ cấp xã hội chỉ bằng khoảng 7% thu nhập bình quân, 38% chuẩn nghèo nông thôn. 

Mức độ bao phủ chính sách thấp, đặc biệt vẫn còn một bộ phận dân cư thật sự khó khăn chưa được hưởng trợ cấp như người nghèo kinh niên, không có khả năng lao động, không thể thoát nghèo; người mắc bệnh hiểm nghèo, nan y phải điều trị bệnh dài ngày (bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, tim bẩm sinh), đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, trẻ em nghèo. 

Cứu trợ khẩn cấp, khắc phục rủi ro, thiên tai chưa huy động xã hội hóa cao, còn hạn chế về chủng loại và chất lượng hàng hóa; còn thiếu các quy định về vận chuyển, bảo quản hàng hóa cứu trợ; chưa công bằng, mức hỗ trợ thấp đối với người gặp rủi ro, thiên tai; một số quy định về trợ giúp đột xuất có cách hiểu khác nhau nên cách làm khác nhau dẫn đến không thống nhất trong tổ chức thực hiện tại địa phương…

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 10 nhóm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Trong đó, 6 nhóm đối tượng như theo quy định hiện hành tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP và thêm 4 nhóm đối tượng nghèo kinh niên, không còn khả năng lao động sửa đổi cho phù hợp.

4 nhóm đối tượng nghèo kinh niên, không còn khả năng lao động, bao gồm: (1) Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo hoặc hộ cận nghèo; (2) Người nhiễm HIV, người mắc bệnh mãn tính thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác từ NSNN. (3) Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được Nhà nước phong tặng không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng. (4) Đối tượng khác do HĐND cấp tỉnh quy định.

3,69 triệu đối tượng được hưởng chính sách

Trong dự thảo tờ trình gửi Chính phủ về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 136/2013/NĐ-CP, Bộ LĐ-TB&XH dự kiến mở rộng đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội sẽ nâng tổng số đối tượng được hưởng chính sách năm 2021 theo quy định mới lên khoảng 3,69 triệu đối tượng.

Hiện tại, đối tượng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP: 3,14 triệu người. Theo Dự thảo Nghị định, đối tượng dự kiến tăng thêm khoảng 550 nghìn người, gồm: Khoảng 204 nghìn người cao tuổi từ đủ 75 đến 80 tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, xã bãi ngang và khoảng 210 nghìn trẻ em dưới 36 tháng tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo hoặc sống tại địa bàn xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang.

Cùng với đó, sẽ thêm khoảng 130 nghìn người mắc bệnh mãn tính thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác từ NSNN và khoảng 150 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được Nhà nước phong tặng không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng.

Theo tính toán của Bộ LĐ-TB&XH, từ ngày 1/1/2021, nếu thực hiện mức chuẩn trợ cấp 360 ngàn đồng (tăng 33% so với mức chuẩn cũ) thì kinh phí dự kiến chi cho đối tượng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP khoảng 22.941 tỷ đồng/năm, trong đó: Trợ cấp xã hội, nuôi dưỡng hàng tháng: 19.412 tỷ đồng; kinh phí mua thẻ BHYT: 2.806 tỷ đồng; chi phí mai táng: 723 tỷ đồng.

Kinh phí chi cho đối tượng tăng thêm theo Nghị định mới khoảng: 2.734 tỷ đồng/năm, trong đó: Trợ cấp xã hội, nuôi dưỡng hàng tháng: 2.353 tỷ đồng/năm; kinh phí mua thẻ BHYT: 381 tỷ đồng/năm. 

Như vậy, ngân sách dự kiến chi trợ cấp xã hội hàng tháng, cấp thẻ BHYT, mai táng phí cho đối tượng khoảng 25.675 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, hiện nay đã có 11 tỉnh, thành phố chủ động tăng mức chuẩn trợ cấp, tính bình quân khoảng 360.000 đồng/tháng cho gần 700.000 đối tượng với kinh phí 3.514 tỷ đồng/năm. Do đó, thực hiện nghị định mới thì ngân sách cần bố trí khoảng 22.161 tỷ đồng/năm, tăng so với năm 2019 khoảng 4.911 tỷ đồng. 

Đối với các chính sách miễn giảm một số dịch vụ thì NSNN không cấp; các cơ quan, tổ chức cá nhân cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện, không làm tăng chi NSNN.

Từ ngày 1/1/2023, ngân sách sẽ tăng thêm 9.612 nghìn tỷ đồng/năm do tăng mức chuẩn trợ cấp từ 360 lên 500 nghìn đồng/tháng.

Đọc thêm

Sự việc muốn làm thủ tục hành chính, phải qua thôn xác nhận tại Nghệ An: Chủ tịch xã trả lời 'chúng tôi triển khai theo 'lệ làng''

Trụ sở UBND xã Thanh An. (Ảnh: Ngô Toàn)
(PLVN) - Khoảng 1 tháng nay, người dân xã Thanh An (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) nhận được thông báo của trưởng thôn về việc: Khi lên xã thực hiện các thủ tục hành chính phải có xác nhận của trưởng thôn, nếu không sẽ bị tạm dừng giao dịch tại bộ phận một cửa. Điều này khiến nhiều người dân gặp khó khăn trong việc xin các giấy tờ thủ tục, khi lên bộ phận một cửa, rồi lại phải trở về gặp trưởng thôn để xin xác nhận.

Tiếp vụ Nha khoa Valis có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại Thanh Hóa: Bị đình chỉ vẫn hoạt động khám chữa bệnh

Cơ sở Nha khoa Valis số 198, đường Lê Hoàn, phường Lam Sơn
(PLVN) - Ngày 29/1/2024, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa đã ban hành Quyết định xử phạt hành chính số 846/QĐ-XPHC đối với Chi nhánh Thanh Hóa - Công ty TNHH Nha khoa Valis. Qua đó, xử phạt vi phạm hành chính 90 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng. Tuy nhiên, sau khi có phản ánh, UBND phường kiểm tra đột xuất, cơ sở này vẫn hoạt động khám chữa bệnh.

Vụ kiện liên quan khu đất tại Cai Lậy (Tiền Giang): Bên cho rằng tự khai hoang, bên cho rằng “cha mẹ để lại”

Vụ kiện liên quan khu đất tại Cai Lậy (Tiền Giang): Bên cho rằng tự khai hoang, bên cho rằng “cha mẹ để lại”
(PLVN) - Không đồng tình với quyết định của TAND Tiền Giang tại Bản án phúc thẩm 493/2023/DS-PT ngày 7/9/2023, bị đơn Võ Thị Bé Ba (SN 1953, ngụ xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy) cho rằng khu đất trong vụ kiện là do mình tự khai hoang, chứ không phải của cha mẹ để lại, nên không phải di sản thừa kế để chia cho người khác. Bà Ba đã có đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm vụ án.

Ban hành Danh mục quy định về 9 loại hàng nguy hiểm

Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Người lao động khi nghỉ việc được hưởng quyền lợi như thế nào?

Ảnh minh họa: Báo Người Lao động
(PLVN) - Chị Nguyễn Thị Thủy (trú ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng) mới nghỉ việc, thời hạn thẻ BHYT do công ty đóng sẽ hết vào cuối tháng. Chị không biết có thể tự gia hạn thẻ BHYT hay phải mua BHYT mới theo diện hộ gia đình và chị đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp ở đâu và thủ tục gồm những gì? Đến khi nào chị Thủy có thể làm thủ tục rút BHXH một lần?

Chuyển đổi số đem lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp

Từ năm 2016-2020, Ngành BHXH Việt Nam đã có những bước đột phá trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để phục vụ các hoạt động công tác của Ngành và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
(PLVN) -  Quyết tâm phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, ngay trong quý I/2024, BHXH Việt Nam tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp và đạt được những kết quả tích cực trong lĩnh vực chuyển đổi số, góp phần kiến tạo, xây dựng ngành BHXH Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại và đem lại lợi ích to lớn cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Toàn ngành BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý hơn 4,3 triệu hồ sơ giao dịch điện tử trong quý I/2024

Quý I/2024, toàn ngành BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý hơn 4,3 triệu hồ sơ giao dịch điện tử.
(PLVN) -  Báo cáo gửi Bộ TTTT về kết quả triển khai chuyển đổi số quý I năm 2024, BHXH Việt Nam cho biết việc triển khai Nghị định số 43/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về bảo hiểm; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa BHXH Việt Nam và các Bộ, Ngành, địa phương.