Truy trách nhiệm những vụ tự tử vì bị ngăn cản tình duyên

Một vài cặp đôi bị “cấm yêu” đã sai lầm tìm cái chết để giải thoát cuộc đời (Hình minh họa)
Một vài cặp đôi bị “cấm yêu” đã sai lầm tìm cái chết để giải thoát cuộc đời (Hình minh họa)
(PLO) - Chỉ vì bị cha mẹ ngăn cấm chuyện tình duyên mà nhiều bạn trẻ do chưa suy nghĩ thấu đáo đã có những lựa chọn tiêu cực, thậm chí tìm đến cái chết để bày tỏ thái độ phản kháng trước yêu cầu mang tính ép buộc của bậc sinh thành. Trong những trường hợp này, người có hành vi cấm đoán con cái trong chuyện tình cảm, dẫn đến việc nạn nhân tự tử, sẽ bị xử lý ra sao?

Hai thi thể trong tư thế ôm nhau dưới lòng hồ

Tuần qua, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Nông đã vớt được thi thể của hai nạn nhân là anh Nguyễn Văn Hùng (SN 1999, trú ở tỉnh Đắk Lắk) và chị Vũ Thị Linh (SN 2000, trú ở xã Đắk Sin, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) tại hồ nước ở trung tâm thị xã Gia Nghĩa. 

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15h30 ngày 27/3, một người dân đi đến khu vực bờ hồ trung tâm thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông), thì phát hiện chiếc xe máy dựng trên bờ cùng một số vật dụng cá nhân như quần áo, giày dép để lại. Đoán có chuyện không hay đã xảy ra, ngay sau đó, người này đã trình báo với cơ quan chức năng. 

Nhận được tin báo, Công an thị xã Gia Nghĩa đã có mặt cùng với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức lặn tìm kiếm. Đến 18h30 cùng ngày, thi thể của hai nạn nhân được tìm thấy trong tư thế ôm nhau chết dưới lòng hồ.

Theo một người bạn của nạn nhân, cách đây hơn một năm, Hùng và Linh quen nhau rồi nảy sinh tình cảm. Anh Hùng xuống thị xã Gia Nghĩa làm phục vụ cho một quán nhậu, còn chị Linh từ xã Đắk Sin lên làm phục vụ cho một quán cà phê. Sau đó, chuyện tình cảm của Hùng và Linh bị gia đình phát hiện và có ý ngăn cấm. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ việc đau lòng trên. Hiện lực lượng chức năng tiếp tục điều tra để làm rõ vụ việc.

Hồ nước nơi xảy ra sự việc
Hồ nước nơi xảy ra sự việc

Trước đó, có rất nhiều vụ việc đau lòng cũng xảy ra mà nguyên nhân đều xuất phát từ chuyện cha mẹ cấm cản quyền tự do tìm hiểu tình cảm, tự do kết hôn của con cái. Gặp những tình huống ấy, một số bạn trẻ sau khi đã cố gắng thuyết phục với gia đình nhưng không thành thì đành mang tiếng “đứa con bất hiếu”, rủ người yêu đi đăng ký kết hôn rồi tìm cách ra ở riêng (nhưng trong trường hợp này, nhiều cặp vợ chồng vẫn bị cha mẹ tìm đến gây khó khăn, ép buộc phải ly hôn, nếu không sẽ từ mặt). 

Một số khác, trong phút giây cảm thấy bất lực và nghĩ quẩn đã mượn cái chết để giải thoát cuộc đời bằng cách uống thuốc độc, thắt cổ, nhảy lầu hoặc trẫm mình xuống sông… Điều đáng nói, những nạn nhân tìm đến cái chết đều còn rất trẻ, đa phần họ mới ngoài 20 tuổi, thậm chí có người mới 18, 19 tuổi đời.

Có dấu hiệu tội “Bức tử” hay không?

Dưới góc độ tâm lý và tình cảm, nhiều ý kiến cho rằng, trong chuyện tình yêu - hôn nhân, khi các con đã trưởng thành, tức là đã nhận thức được đầy đủ hành vi, thì cha mẹ hãy để con tự quyết định. Bởi lẽ, chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận và biết rõ nhất trái tim của mình thuộc về ai và ai sẽ là người mang lại hạnh phúc cho mình.

Cuộc sống gia đình sẽ hạnh phúc nếu vợ chồng biết sẻ chia, yêu thương và cảm thông lẫn nhau; và cũng chỉ có vợ chồng mới cùng nhau gắn bó đến hết cuộc đời. Cha mẹ là người sinh thành nhưng không thể làm thay con cái điều này, do vậy cha mẹ nên để con cái tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình.

Nhìn nhận ở khía cạnh pháp lý, hôn nhân phải dựa trên cơ sở tự nguyện, tiến bộ, xuất phát từ tình yêu chân chính, không ai có quyền ép buộc người khác làm trái với ý chí kết hôn của mình. Quyền tự do hôn nhân đã được Luật Hôn nhân và Gia đình thừa nhận bảo vệ nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân được quyền yêu thương, kết hôn với người bạn đời lý tưởng của mình.

Bất kể hành động nào nhằm cản trở quyền tự do yêu thương, tự do kết hôn; tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả xảy ra, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh liên quan.

“Một số quan điểm cho rằng, nếu do bị cha mẹ mắng nhiếc, sỉ nhục hoặc cắt “viện trợ” nhằm ngăn cấm chuyện tình duyên dẫn đến việc người con quá sức chịu đựng phải tìm đến cái chết thì đối tượng có hành vi vi phạm này phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bức tử. Nhưng tôi loại trừ tội danh này. Lý do là, hành vi của Tội bức tử phải là hành động gây đau khổ cho người lệ thuộc mình. Sự đau khổ của nạn nhân có thể là sự đau khổ về thể xác hoặc sự đau khổ về tinh thần.

Lực lượng chức năng tìm kiếm thi thể các nạn nhân
Lực lượng chức năng tìm kiếm thi thể các nạn nhân

Đây là hành vi dựa vào quyền hành, sức mạnh, tiền bạc... để  buộc người lệ thuộc vào mình phải chịu đựng điều bất công, phi lý, dẫn đến hậu quả là làm cho nạn nhân tự sát”, luật gia Bùi Đức Độ, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Kiên Giang nhận định. 

Vẫn lời luật gia Độ: “Trong những vụ việc cản trở quyền tự do hôn nhân thì các nạn nhân đã là người trưởng thành, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trường hợp bị cha mẹ cắt “viện trợ” thì họ có thể tự thoát khỏi tình trạng lệ thuộc bằng nhiều cách, như tìm việc làm thêm, nhờ người thân quen giúp đỡ…

Nếu nói rằng hành vi ngăn cản chuyện yêu đương của cha mẹ đối với con cái đã có dấu hiệu của “Tội làm nhục người khác” cũng không đúng, vì mục đích của tội danh này là làm nhục người khác chứ không phải nhằm cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ”.

Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì?

Theo phân tích của luật gia Độ, trong những trường hợp trên, đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 2 Điều 55, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.

Trong trường hợp đã bị xử phạt hành chính mà vẫn tái phạm thì đối tượng có nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện” theo Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS).

“Qua vụ việc trên, một lần nữa gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với các bậc cha mẹ về sự chia sẻ, đồng cảm với con em mình trong chuyện lựa chọn bạn đời. Đừng vì dựa vào uy quyền làm cha, làm mẹ để ép buộc con cái đã trưởng thành  phải thực hiện theo ý muốn chủ quan của mình. Trong mọi trường hợp, việc con cái lựa chọn ai, yêu ai thì cha mẹ chỉ nên góp ý, định hướng cho con chứ không phải can thiệp trực tiếp vào cuộc đời của con”, một chuyên gia tâm lý chia sẻ. 

Vẫn lời chuyên gia trên: “Đối với các bạn trẻ, khi rơi vào hành cảnh không như ý (bị cha mẹ ra sức ngăn cấm) thì cũng nên bình tĩnh để có thời gian suy nghĩ thật chín, thật kỹ; có thể nhờ sự tác động của những người thân quen, bạn bè để cha mẹ/ông, bà đổi ý, ủng hộ cho chuyện tình cảm của mình. Chiến đấu đến cùng để bảo vệ tình yêu không đồng nghĩa với việc chọn giải pháp tiêu cực, đó là một suy nghĩ và hành động sai lầm”.

(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)

 “Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm” (Điều 181 BLHS về  Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện)

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Diễn biến sự việc thép HRC bị đề nghị điều tra chống bán phá giá: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) yêu cầu bổ sung hồ sơ

HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép… (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Mới đây, như PLVN đã có bài phản ánh, sau khi một số DN đưa ra ý kiến cần điều tra chống bán phá giá (CBPG) với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam; thì một số DN sản xuất tôn mạ, ống thép lại không đồng ý với đề nghị này, vì cho rằng nhu cầu liên tục tăng trong khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng được.