Trộm vào nhà, phòng vệ sao cho hợp pháp?

(PLO) - Mới đây, Công an Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội ra quyết định khởi tố ông Lê Minh Phương (50 tuổi) về hành vi giết người, khi dùng kiếm chém trọng thương một thiếu niên lén vào nhà trộm cắp.

Vụ việc khiến nhiều người băn khoăn không biết phải bảo vệ tài sản, tính mạng của mình và phòng vệ như thế nào khi có trộm đột nhập nhà?

Theo thông tin ban đầu, rạng sáng 23.11, ông Phương nghe vợ báo có trộm vào nhà, bực tức vì trước đó thường bị mất trộm, ông lấy kiếm chém loạn xạ trong bóng tối (nơi có tiếng sột soạt) và trúng N.Đ.T (15 tuổi, kẻ đột nhập) khiến T. bị thương tật 61%. 

Đây không phải là lần đầu chủ nhà từ người bắt trộm trở thành kẻ phạm tội. Tháng 5.2015, ông Nguyễn Ngọc Ánh (63 tuổi, TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) trong quá trình rượt bắt trộm đã dùng chĩa đâm trúng kẻ trộm. Qua 2 cấp xét xử, tháng 9.2017, TAND tỉnh Tây Ninh tuyên phạt ông Ánh 12 tháng tù cho hưởng án treo, về tội cố ý gây thương tích.

Ngày 1.4.2016, TAND tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm, tuyên phạt anh Nguyễn Văn Trình (H.Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) 6 tháng cải tạo không giam giữ về tội bắt giữ người trái pháp luật. Tháng 1.2014, cha con anh Trình bắt được kẻ trộm đột nhập vào nhà. Anh Trình đã trói kẻ trộm vào gốc cây. Đến sáng anh trình báo vụ việc đến công an thì chính cha con anh lại bị khởi tố.

Luật sư (LS) Nguyễn Trung Chính (Đoàn LS TP.HCM) cho rằng khi vung kiếm chém, người thực hiện hành vi buộc phải nhận biết hành vi của mình là nguy hiểm, hoàn toàn có thể gây thương tích cho người khác nên dù có nhìn thấy hay không cũng cấu thành tội phạm. “Có thể chủ nhà từng bị mất trộm nhiều lần nên bức xúc, nhưng luật pháp đã quy định hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là phạm tội. Việc bị kích động về tinh thần do lỗi của kẻ trộm chỉ có thể được xem là một tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của chủ nhà mà thôi”, LS Chính nói.
Thế nào là “phòng vệ chính đáng”?
Thạc sĩ, luật gia Phạm Đức Hoan (Hội thẩm Nhân dân TAND TP.HCM) cho rằng luật VN hiện chưa quy định cụ thể quyền của chủ nhà được phép ứng xử khi người khác xâm phạm gia cư bất hợp pháp. Kẻ trộm vào nhà dù với ý định cướp hay trộm cũng đều là vi phạm pháp luật, nhưng việc chống trả của gia chủ phải ở mức cần thiết thì mới được xem là phòng vệ chính đáng. Điều 15 bộ luật Hình sự quy định: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”.
Còn theo ông Vũ Phi Long, nguyên thẩm phán, Phó chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM, trong trường hợp này cần xem xét tính tương quan giữa hành vi của chủ nhà với hành vi của kẻ trộm. “Nếu chủ nhà biết rõ kẻ trộm chỉ có một người, là thiếu niên, không có hung khí trong tay và cũng không có dấu hiệu uy hiếp gì đáng kể nhưng vẫn dùng hung khí tấn công gây thương tích thì hành vi của chủ nhà đã cấu thành tội phạm”, ông Long nói. Tuy nhiên, theo ông Long, không phải chỉ khi kẻ trộm có hành vi tấn công trước, gia chủ chống trả mới được xem là phòng vệ chính đáng. “Có trường hợp chủ nhà không biết rõ kẻ trộm, do đột nhập nhà bất ngờ, hoặc kẻ trộm mang theo súng, dao kiếm... trong một lúc hoảng sợ, người chủ nhà đã quơ đại hung khí đánh kẻ trộm dù kẻ trộm chưa ra tay, nhằm ngăn chặn những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra, thì cơ quan chức năng phải xem xét thật kỹ lưỡng và vẫn có thể đưa vào diện phòng vệ chính đáng”, ông Long phân tích.
LS Bùi Quang Nghiêm (Đoàn LS TP.HCM) cũng cho rằng trường hợp này cần xem xét trong hoàn cảnh cụ thể. "Phòng vệ chính đáng là chủ nhà buộc phải chống trả, nếu không thì tính mạng, sức khỏe có thể bị đe dọa. Như vậy, nếu kẻ trộm có hành vi tấn công chủ nhà, hoặc chưa tấn công nhưng nếu chủ nhà không tấn công trước thì có thể dẫn đến tính mạng, sức khỏe của mình và các thành viên trong gia đình bị uy hiếp. Lúc này, hành vi tấn công của chủ nhà không thể bị xem là giết người mà phải xem là phòng vệ chính đáng", LS Nghiêm nói, nhưng cũng nhìn nhận: “Trên thực tế, việc xác định có phải là phòng vệ chính đáng hay không không hề đơn giản mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, về điều kiện, hoàn cảnh thực hiện hành vi và kể cả ý thức chủ quan của người tiến hành tố tụng”, LS Nghiêm nói.
Bình tĩnh ứng phó
Theo một cán bộ công an TP.HCM, khi có kẻ trộm đột nhập nhà, chủ nhà cần hết sức bình tĩnh. Nếu kẻ trộm chưa phát hiện ra chủ nhà còn thức và đang theo dõi chúng, cần cố gắng giữ yên lặng và tranh thủ ghi nhớ đặc điểm nhận dạng kẻ trộm để sau đó cung cấp cho cơ quan công an. Trường hợp kẻ trộm manh động thì cũng phải bình tĩnh xử lý, có thể dùng lời nói (như thuyết phục) hoặc hành động khác để phân tán sự tập trung của kẻ trộm rồi tận dụng cơ hội để thoát khỏi sự nguy hiểm. Chỉ nên chống trả, khống chế và bắt kẻ trộm khi thấy mình đủ khả năng, nhưng cũng phải trong giới hạn cần thiết. Khi bắt, khống chế được kẻ trộm phải báo ngay cho cơ quan chức năng, tuyệt đối không được hành hung, gây thương tích cho kẻ trộm vì luật không cho phép.
“Người dân cần phải xem tính mạng con người là trên hết, tìm mọi cách để thoát thân, bảo vệ tính mạng của mình và người thân, đừng vì tiếc của mà hành động dẫn đến nguy hiểm cho chính mình, cũng như quá bức xúc mà gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của kẻ trộm thì chính mình lại trở thành tội phạm”, cán bộ công an nói.

Tại Canada, người dân có quyền bảo vệ tư gia của mình bằng hành động phòng vệ “hợp lý theo tình huống”. Chủ nhà có thể sử dụng vũ lực “gây chết người” để tự vệ trong trường hợp không còn biện pháp nào khác và nhận thấy kẻ xâm nhập đặt ra mối đe dọa đến tính mạng hoặc thân thể, theo trang KruseLaw.

Tại Mỹ, luật pháp cũng cho chủ nhà có quyền tương tự. Trong trường hợp kẻ xâm nhập đã bị buộc tội sát nhân hoặc cố ý tấn công người khác trước đó, chủ nhà có thể dùng mọi biện pháp phòng vệ và phải chứng minh được mối đe dọa đối với bản thân.

Tuy nhiên, mức độ vũ lực được dùng để chống trả kẻ xâm nhập phải cân xứng với mối đe dọa được nhận thấy, theo Hãng FindLaw. Ngoài ra, tại một số bang, luật quy định chủ nhà có nghĩa vụ phải tìm giải pháp “rút lui” để giữ an toàn trước khi dùng đến bạo lực. Trong khi đó, ở một vài bang lại cho phép chủ nhà có thể ngay lập tức tấn công kẻ xâm nhập mà không cần phải đánh giá tình hình...
(Bảo Vinh)

Đọc thêm

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

Sự việc sổ đỏ bị từ chối chỉnh lý biến động tại Tây Ninh: Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đang kiểm tra, xác minh

Mỗi khi đến thăm đất, bà Hoa đều phải phá khóa, do liên tục bị người khác khóa cổng. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Ông Trần Văn Lô, chuyên viên Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Tây Ninh (VPĐKĐĐ), người được VPĐKĐĐ cử làm việc với PLVN, cho biết VPĐKĐĐ đang cho kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo trên của bà Hoa. “Hiện Phòng nghiệp vụ của VPĐKĐĐ đang thụ lý đơn của bà Hoa. Khi có kết quả, VPĐKĐĐ sẽ thông báo công khai”, ông Lô nói.