Tăng cường cơ chế bảo vệ quyền cho người chưa thành niên

Tăng cường cơ chế bảo vệ quyền cho người chưa thành niên
(PLO) - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội thảo “Quyền của người chưa thành niên (CTN) trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam” do Trường Đại học (ĐH) Luật Hà Nội tổ chức hôm qua (5/10).

Phát biểu khai mạc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội Trần Quang Huy nhấn mạnh hội thảo nhằm giúp các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các giảng viên có cách nhìn khách quan, đa chiều về pháp luật hình sự, tạo diễn đàn để nghiên cứu, phản ánh kinh nghiệm quốc tế, từ đó đề xuất hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền cho người CTN. Hội thảo tập trung thảo luận về 2 mảng vấn đề là quyền và bảo vệ quyền của người CTN với tư cách người phạm tội hoặc nạn nhân, đối tượng tác động của tội phạm trong luật hình sự; quyền và bảo đảm quyền của người CTN với tư cách người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bị hại trong Luật Tố tụng Hình sự.

Thực tế cho thấy người CTN là nhóm người chưa phát triển đầy đủ, đặc biệt về mặt tâm lý và nhận thức. Tuy nhiên, người CTN đôi khi phải đối mặt thêm với những khó khăn, thách thức trong tiếp cận công lý bởi phần lớn các quốc gia, hệ thống tư pháp được xây dựng chủ yếu dành cho đối tượng là người trưởng thành. Những quy trình, thủ tục này khá xa lạ với người CTN, đồng thời cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các em, do đó cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc thực hiện quyền của các em trong các quan hệ pháp luật.

Đến nay, Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về người CTN trong tư pháp hình sự nói chung và trong lĩnh vực pháp luật hình sự nói riêng. Tuy nhiên, cách nghiên cứu chủ yếu tiếp cận vấn đề dưới góc độ chính sách xử lý hình sự và tăng cường hiệu quả của cơ chế xử lý hình sự người CTN phạm tội. Những nghiên cứu chủ yếu nhìn nhận người CTN như một đối tượng của việc xử lý, một chủ thể mang trách nhiệm hơn là một chủ thể quyền. Bên cạnh đó, khía cạnh bảo vệ quyền của người CTN với tư cách nạn nhân, nhân chứng của tội phạm hầu như rất ít được đề cập đến.

Trong khi đó, một trong những đặc điểm của tư pháp đối với người CTN theo chuẩn mực pháp lý quốc tế là tư pháp dựa trên quyền của người CTN và lấy các em làm trung tâm. Mặt khác, Việt Nam đã ký và phê chuẩn nhiều văn kiện pháp lý quốc tế về bảo vệ quyền con người nói chung, quyền của trẻ em và người CTN trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng. Do vậy, trách nhiệm thực hiện những cam kết quốc tế đặt ra cho nước ta yêu cầu về phương pháp tiếp cận vấn đề dựa trên quyền. 

TS. Đào Lệ Thu, Viện Luật so sánh, ĐH Luật Hà Nội khẳng định, tư pháp đối với người CTN quan tâm trên hết đến việc bảo vệ quyền của trẻ em, người CTN cho dù các em liên quan đến các vấn đề pháp lý với bất kỳ vai trò và vì bất kỳ lý do gì. Quyền của người CTN được bảo vệ và bảo đảm trong mọi lĩnh vực pháp luật và tất cả quá trình tư pháp với tinh thần và nguyên tắc là vì những lợi ích tốt nhất của các em, do đó hệ thống tư pháp đối với người CTN luôn được xây dựng và phát triển để thực hiện sứ mệnh của một cơ chế bảo đảm quyền con người. Song thực tiễn cho thấy còn có những vi phạm của người CTN trong lĩnh vực tư pháp hình sự mà một phần nguyên nhân là do thiếu những cơ chế bảo đảm thực hiện quyền.

Còn PGS.TS Trương Quang Vinh, Khoa Pháp luật hình sự cho rằng điểm chung giữa những người CTN phạm tội ở các quốc gia là đã, đang và sẽ phải đối mặt với các thủ tục tố tụng hết sức nghiêm khắc theo quy định pháp luật do việc họ đã thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Trong khi đó, người CTN phạm tội vốn còn non nớt về thể chất, tinh thần, dễ bị tổn thương, cần sự trợ giúp, hướng dẫn của các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm, đặc biệt là các cơ quan áp dụng pháp luật. Trong quá trình thực hiện các thủ tục, các kỹ năng tố tụng cần bảo đảm rằng khi tiếp xúc với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, các em phải được đối xử một cách công bằng, tôn trọng và nhân đạo theo quy định của pháp luật quốc gia và Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

Do đó, các đại biểu tham dự hội thảo đều đồng tình rằng cần quan tâm hơn nữa đến quyền của người CTN trong pháp luật hình sự để tăng cường cơ chế bảo vệ quyền con người, cơ chế tiếp cận công lý cho người CTN, đồng thời góp phần thực hiện giáo dục, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho người CTN phạm tội, từ đó giúp ngăn ngừa tội phạm của người CTN. Bởi vậy, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới khi xây dựng và sửa đổi pháp luật cần đề cao ý thức về việc thiết lập những cơ chế bảo vệ quyền cho người CTN một cách hiệu quả và nhân văn nhất./.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh minh họa.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Diễn biến sự việc thép HRC bị đề nghị điều tra chống bán phá giá: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) yêu cầu bổ sung hồ sơ

HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép… (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Mới đây, như PLVN đã có bài phản ánh, sau khi một số DN đưa ra ý kiến cần điều tra chống bán phá giá (CBPG) với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam; thì một số DN sản xuất tôn mạ, ống thép lại không đồng ý với đề nghị này, vì cho rằng nhu cầu liên tục tăng trong khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng được.