Quy định về cấp quyền khai thác khoáng sản: Nộp tiền trước hay sau?

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
(PLO) - Cơ quan quản lý nhà nước muốn DN nộp tiền lần đầu trước khi nhận giấy phép khai thác khoáng sản “cho chắc”, nhưng DN cho rằng phải tính toán lại thời gian nộp tiền để không ảnh hưởng tiêu cực đến DN.

Về thời điểm nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, theo quy định hiện hành tại Nghị định 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, DN phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản rất sớm. Đối với các DN xin phép mới thì phải nộp tiền lần đầu trước khi nhận giấy phép và phải nộp lần cuối trước khi kết thúc một nửa thời gian giấy phép.

Theo các DN hoạt động trong lĩnh vực này, quy định nói trên ảnh hưởng rất tiêu cực đến dòng tiền của các dự án khoáng sản nói riêng và đến toàn bộ ngành khai khoáng nói chung. Bởi, đặc điểm của ngành công nghiệp khai khoáng là trong giai đoạn đầu các DN phải tốn chi phí lớn để thăm dò, đầu tư xây dựng mỏ, mua sắm thiết bị.

Trong khi đó, sản lượng khai thác lúc đầu thường thấp, không ổn định. Đối với các dự án lớn, khoảng thời gian từ lúc có giấy phép cho đến lúc khai thác ổn định có thể mất từ 3-5 năm, thậm chí kéo dài hơn. Đây là giai đoạn khó khăn nhất của mọi dự án khoáng sản, mang tính quyết định không chỉ về mặt tài chính mà còn cả về công nghệ, môi trường và tính bền vững của dự án.

Vì thế, các DN sẽ phải tính toán rất kỹ để vượt qua giai đoạn “giáp hạt” này. Giả sử, một DN có thể huy động được 1.000 tỷ đồng để đầu tư một dự án khoáng sản và dự tính chi số tiền này cho việc mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng công trình mỏ, xây dựng nhà máy chế biến và chi trả các chi phí thường xuyên trong vài năm đầu, khi chưa có doanh thu. Nếu Nhà nước yêu cầu DN phải nộp một nghĩa vụ tài chính quá lớn, ví dụ 200 tỷ trước khi DN có doanh thu thì họ sẽ chỉ còn 800 tỷ để đầu tư.

Như vậy, DN sẽ không thể đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, hoặc sẽ phải tìm cách xây dựng công trình mỏ một cách chắp vá, hoặc thậm chí sẽ phải hoãn xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản. Điều này kéo theo hệ quả xấu như ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, giảm cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động, hệ số thu hồi khoáng sản thấp, gây lãng phí tài nguyên… Những tác động này đi ngược lại chủ trương, mục tiêu tại Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng.

Trong văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, sau khi tham vấn các chuyên gia, hiệp hội, đơn vị này hiểu rằng, cơ quan soạn thảo muốn quy định thu tiền sớm nhằm giảm rủi ro cho ngân sách, tránh trường hợp DN khai thác khoáng sản trốn tránh nghĩa vụ nộp tiền.

“Tuy nhiên, nếu đối chiếu sang các nghĩa vụ tài chính khác như thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, phí bảo vệ môi trường… đều yêu cầu DN nộp sau khi có doanh thu thì cũng không có hiện tượng DN trốn tránh” – VCCI nhận định.

Trong Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hiện đang được xây dựng, Ban soạn thảo cũng đã tìm cách giãn nghĩa vụ nộp tiền trong giai đoạn đầu của dự án. Ví dụ, Điều 11.1 giảm những trường hợp phải nộp tiền một lần, Điều 11.2.d giảm số tiền phải nộp lần đầu, Điều 11.3 lùi thời điểm của mỗi lần nộp tiền 90 ngày so với Nghị định 203/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, các quy định này vẫn chưa giải quyết được tác động bất hợp lý của quy định hiện tại về dòng tiền của các dự án khoáng sản. 

Do đó, cộng đồng DN đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, điều chỉnh thời điểm thu nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phù hợp hơn với dòng tiền của các dự án khoáng sản. Cụ thể, bỏ quy định phải thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản lần đầu trước khi nhận giấy phép khai thác, DN nộp tiền cấp quyền lần đầu vào năm tiếp theo sau khi bắt đầu có doanh thu từ việc bán khoáng sản (lấy theo hoá đơn GTGT), với số tiền nộp mỗi năm bằng tổng số tiền cấp quyền chia đều cho số năm tính từ thời điểm có doanh thu cho đến hết thời hạn khai thác ghi trên giấy phép.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...