'Quốc triều hình luật'- bộ Tổng luật điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội

Một buổi xử án thời phong kiến.Ảnh minh họa.
Một buổi xử án thời phong kiến.Ảnh minh họa.
(PLO) - Quốc triều hình luật là một bộ luật lớn với 722 điều, chia thành 13 chương, có đánh số chương, điều và đặt tên cho từng chương, điều. Dưới thời trị vì của Vua Lê Thánh Tông, công việc “San định Luật lệ cho thích dụng với thời thế” thành bộ luật, Quốc triều hình luật được tiến hành một cách kiên trì và mạnh mẽ. 

Bộ luật được soạn thảo trong suốt 14 năm từ những năm mang niên hiệu Hồng Đức và được chính thức có hiệu lực thi hành vào năm 1483. Để thừa nhận và ngợi ca công lao của vị vua anh minh Lê Thánh Tông về sau được gọi là Bộ luật Hồng Đức. Sở dĩ Bộ luật Hồng Đức là công trình pháp điển hóa đầy đủ nhất, mẫu mực nhất trong chế độ phong kiến Việt Nam và được đời sau đánh giá cao là bởi vì cả về nội dung lẫn kỹ thuật lập pháp đều hơn hẳn các bộ luật khác trong thời kỳ phong kiến Việt Nam.

Xét một số nội dung, Bộ luật chứa đựng nhiều quy định nhân văn, tiến bộ vượt trội so với ý thực hệ pháp lý phong kiến đương thời. Có được nội dung tiến bộ đó bởi trong quá trình “San định Luật lệ cho thích dụng với thời thế biến thành điều khoản” những người soạn thảo đã kế thừa, tiếp thu và phát triển những giá trị pháp lý vốn có ở  trong và ngoài nước qua các triều đại phong kiến Việt Nam và Trung Quốc. 

Tư tưởng nhân văn cao cả của Bộ luật Hồng Đức là bảo vệ quyền con người, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em, người già, người tàn tật, người cô đơn và tầng lớp bình dân ở địa vị thấp nhất của xã hội. Các quyền bình đẳng nam, nữ trong một số quan hệ hôn nhân, tài sản và thừa kế thông qua việc bảo vệ các quyền của người phụ nữ như điều 308 về quyền ly hôn của người vợ: “phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con thì cho hạn một năm. Vì việc quan phải đi xa thì không theo Luật này. Nếu đã bỏ vợ mà ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì phải tội biếm”.

Nội dung của Bộ luật phản ánh đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội Việt Nam, thể hiện sâu đậm đặc thù, tâm sinh lý, tập quán, truyền thống tốt đẹp của xã hội Việt Nam. Là Bộ luật của một nước phong kiến phương Đông, chịu nhiều ảnh hưởng của pháp luật nhà nước phong kiến Trung hoa, nhưng mang đậm những nét riêng biệt của người Việt. 

Chính vì thế, Giáo sư Lưu Nhân Thiện (In-Sun-Yu), Chủ nhiệm Khoa Đại học Cao Ly, Đại học Quốc gia Seoul trong tác phẩm “Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII” đã đưa ra nhận xét: “Quốc triều hình Luật nhà Lê có 249 điều giống luật nhà Đường và 68 điều vay mượn từ Luật nhà Minh, nhưng còn 456 điều của Quốc triều hình luật thì không tìm thấy trong hai bộ luật đó của các triều đại phong kiến Trung Hoa”. 

Hay nói như GS Vũ Văn Mẫu – nguyên trưởng khoa Luật Đại học Sài Gòn trước đây rằng: “Trong Bộ luật nhà Lê có rất nhiều điều tân kỳ, chưa hề được ban hành bao giờ ở Trung Quốc. Những điều luật ấy rải rác khắp trong Bộ luật nhà Lê, nhất là trong hai chương Hộ hôn và Điền sản. Hai chương này là… một tân kỳ mới mẻ”. 

Một trong những điều “tân kỳ mới mẻ” đó mà GS Vũ Văn Mẫu lý giải là: “Theo quan niệm cổ điển, các điều thuộc về dân Luật thường không được nhà làm Luật Đông phương quy định, cũng không nói rõ ràng về cách thức thảo các văn tự, chứng thực, chúc thư, không định rõ về chế độ tài sản của vợ chồng trong lúc sinh thời cũng như trong khi góa bụa, không ấn định minh bạch các việc thừa kế; còn ba điều 374, 375, 376 thuộc mục “điền sản mới tăng thêm” của Quốc triều hình luật lại ghi rất rõ những nội dung này. Về Luật Thừa kế, Luật nhà Lê cũng giải thích cặn kẽ. Các điều về hương hỏa đã đề cập đến một chế độ hoàn toàn Việt Nam, không hề thấy trong Luật nhà Đường, nhà Minh”.

Bộ luật Hồng Đức cũng như quy định về thập ác (10 tội ác đặc biệt nguy hiểm), bát nghị (8 điều xét nghị giảm), ngũ hình (5 hình phạt) của pháp luật triều Đường, triều Minh (Trung Quốc) nhưng với rất nhiều quy định về các tội danh đã được sửa đổi, bổ sung, thêm bớt cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tập quán, truyền thống đạo đức của con người Việt Nam. Ví dụ, “thập ác” (theo quan niệm ngày nay là 10 tội đặc biệt nghiêm trọng) theo Luật nhà Đường quy định thì khi cha mẹ còn sống, con phải sống chung với cha mẹ, nếu bỏ cha mẹ xây dựng gia đình ra ở riêng là bất hiếu thuộc về một trong các tội “thập ác”. Ngược lại, Bộ luật Hồng Đức lại không coi là tội, theo đó, con cái được phép xây dựng gia đình riêng khi cha mẹ vẫn còn sống.

Không như các bộ luật ngày nay, Bộ luật Hồng Đức có nội dung điều chỉnh rất rộng mà nhiều người xem là một bộ tổng Luật. Bởi nội dung của nó điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội, bao gồm quy định của nhiều ngành Luật như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Hành chính, Tố tụng, Luật Đất đai,… Bộ tổng luật mang tính đa ngành luật là một phương tiện thuận lợi cho việc tra cứu, thực hiện và áp dụng pháp luật. (Còn tiếp)

Đọc thêm

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

Sự việc sổ đỏ bị từ chối chỉnh lý biến động tại Tây Ninh: Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đang kiểm tra, xác minh

Mỗi khi đến thăm đất, bà Hoa đều phải phá khóa, do liên tục bị người khác khóa cổng. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Ông Trần Văn Lô, chuyên viên Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Tây Ninh (VPĐKĐĐ), người được VPĐKĐĐ cử làm việc với PLVN, cho biết VPĐKĐĐ đang cho kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo trên của bà Hoa. “Hiện Phòng nghiệp vụ của VPĐKĐĐ đang thụ lý đơn của bà Hoa. Khi có kết quả, VPĐKĐĐ sẽ thông báo công khai”, ông Lô nói.