Nhiều đề xuất hỗ trợ nạn nhân mua, bán người hòa nhập cộng đồng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người. Theo đó, nạn nhân bị mua bán người (MBN) sẽ được Nhà nước hỗ trợ ban đầu, hỗ trợ phục hồi và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.

Nhiều chính sách hỗ trợ ban đầu

Việc xây dựng dự thảo này nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/012013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người hiện hành; hoàn thiện cơ chế, chính sách để hỗ trợ toàn diện và hỗ trợ tốt hơn cho nạn nhân bị mua bán. Đặc biệt, thực tế cũng cần huy động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hỗ trợ nạn nhân nhằm đảm bảo tốt hơn để nạn nhân MBN nhận được sự hỗ trợ cần thiết, có thể tái hòa nhập cộng đồng một cách bền vững.

Dự thảo Nghị định gồm 5 Chương và 17 Điều (giảm 1 Chương và 12 Điều so với Nghị định hiện hành) áp dụng đối với nạn nhân bị mua bán; cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở trợ giúp xã hội khác và các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác hỗ trợ nạn nhân. Có ba mức hỗ trợ gồm: Hỗ trợ ban đầu, hỗ trợ phục hồi và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.

Cụ thể, đối với hỗ trợ ban đầu, các nạn nhân trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân và cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật, được hỗ trợ ban đầu như: Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu gồm tiền ăn, cấp vật dụng phục vụ sinh hoạt cá nhân. Các nạn nhân được thăm khám sức khỏe thông thường. Nạn nhân chưa có thẻ BHYT thì được cấp thẻ BHYT miễn phí theo quy định của pháp luật về BHYT. 

Trường hợp nạn nhân của nạn MBN bị ốm nặng vượt quá khả năng cung cấp của cơ sở phải chuyển đến cơ sở y tế điều trị, chi phí khám bệnh và chữa bệnh tại cơ sở y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về BHYT. Trường hợp nạn nhân chết, sau 24 (hai mươi bốn) giờ, kể từ khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền mà thân nhân không đến kịp hoặc không có điều kiện mai táng thì cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân hoặc cơ sở trợ giúp xã hội khác có trách nhiệm tổ chức mai táng. Chi phí giám định pháp y, chi phí mai táng thực hiện theo quy định đối với đối tượng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội.

Các nạn nhân của nạn MBN cũng được hỗ trợ tâm lý, được tư vấn, tham vấn ổn định tâm lý trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân và cơ sở trợ giúp xã hội khác. Đối với nạn nhân là người chưa thành niên, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân hoặc cơ sở trợ giúp xã hội khác có trách nhiệm liên hệ, đánh giá về mức độ an toàn đối với nạn nhân trước khi đưa nạn nhân trở về gia đình hoặc nơi cư trú. 

Ngoài ra, các nạn nhân được hỗ trợ đi lại: Cụ thể, nạn nhân trở về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân và cơ sở trợ giúp xã hội khác được cơ quan chức năng bố trí người đưa đi và được chi trả tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường, tiền đi lại theo giá phương tiện công cộng phổ thông. Trường hợp nạn nhân không có khả năng tự trở về hoặc cần bảo đảm an toàn cho nạn nhân thì cơ quan LĐTB&XH cấp huyện hoặc cơ quan Công an, Bộ đội biên phòng có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho nạn nhân khi trở về nơi người thân thích cư trú.  

Trợ giúp pháp lý, vay vốn, học nghề

Đối với hỗ trợ phục hồi, nạn nhân bị MBN trong thời gian tạm trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân và cơ sở trợ giúp xã hội khác ngoài việc được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu; hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý; hỗ trợ đi lại thì nạn nhân được tư vấn pháp luật để phòng ngừa bị mua bán trở lại; tư vấn về chế độ chính sách và các thủ tục cần thiết để nhận hỗ trợ.

Đối với hỗ trợ hòa nhập cộng đồng: Nạn nhân được trợ giúp pháp lý, được tư vấn pháp luật để phòng ngừa bị mua bán trở lại; trợ giúp làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, đòi bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến vụ việc mua bán người. Hỗ trợ học văn hóa, học nghề.

Nạn nhân MBN được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nạn nhân có nhu cầu học nghề thì được hỗ trợ một lần chi phí học nghề. Mức hỗ trợ theo chi phí đào tạo nghề tương ứng tại các cơ sở đào tạo nghề ở địa phương.

Bên cạnh đó, các nạn nhân khi trở về nơi cư trú được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu theo mức 1.000.000 đồng/người/tháng, tối đa không quá 3 tháng. Đối với nạn nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối đa không quá 15.000.000 đồng/hộ.

Nếu nạn nhân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh được xem xét tạo điều kiện vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện, thời hạn và mức vốn cho vay thực hiện theo quy định hiện hành đối với các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Trường hợp không đủ điều kiện vay vốn theo quy định đối với các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, thì chính quyền cơ sở phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, hỗ trợ vay vốn từ các chương trình, dự án với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện sản xuất, kinh doanh cho nạn nhân.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...