Nguyên tắc quốc tịch: Tiếp tục “mềm dẻo” hay chuyển hướng theo xu thế chung?

 Viện trưởng Nguyễn Văn Cương phát biểu tại Hội thảo.
Viện trưởng Nguyễn Văn Cương phát biểu tại Hội thảo.
(PLO) - Ngày 21/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Xu hướng quốc tịch: Nguyên tắc và thực trạng áp dụng tại Việt Nam”. Đây là Hội thảo thuộc Đề tài cấp Bộ do Lãnh đạo Bộ Tư pháp “đặt hàng” đối với công tác nghiên cứu khoa học để có được đề xuất chính sách phù hợp về vấn đề quốc tịch.

Đề xuất Việt Nam theo nguyên tắc 2 hoặc đa quốc tịch.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương cho rằng quốc tịch là vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Với đặc thù của Việt Nam có cộng đồng người Việt lớn, sinh sống tại nhiều quốc gia khác nhau, quốc tịch đã nảy sinh nhiều tình huống “thú vị”. Trong đó, có trường hợp một người sử dụng quốc tịch Việt Nam để được ưu đãi nhập cảnh, đầu tư nhưng khi có hành vi vi phạm lại dùng quốc tịch nước ngoài để được hưởng bảo hộ ngoại giao, bảo hộ lãnh sự cho hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. Vì thế, trên thực tế có tình trạng công dân Việt Nam định cư ở một số nước mà ở đó khi nhập quốc tịch nước sở tại không bắt buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam, dẫn đến số lượng khá đông người Việt Nam định cư ở nước ngoài có 2 quốc tịch. Còn nhìn ra thế giới thì ngày nay, xu hướng 2 và đa quốc tịch đang được nhiều nước thực hiện. Từ thực tế của nước ta và xu hướng quốc tế, ông Cương mong muốn các chuyên gia đề xuất chính sách nào phù hợp với nước ta, là tiếp tục nguyên tắc “mềm dẻo” hay nới rộng hơn nữa cũng như phân tích ưu, nhược điểm của từng xu hướng.

ThS Cao Xuân Phong (Viện Khoa học pháp lý) cũng nhận xét, với quy định hiện hành của Luật 2008 thì nước ta tuân theo nguyên tắc 1 quốc tịch “mềm dẻo”. Tuy nhiên, trên thực tế, dường như đây là tình trạng 2 quốc tịch của một bộ phận công dân. Ông Phong cho rằng, nếu tiếp tục duy trì tình trạng này, pháp luật sẽ còn lúng túng khi xử lý. Cụ thể, khi nào thì cho phép áp dụng 1 quốc tịch “mềm dẻo”, các quy định về trình tự, thủ tục liên quan còn chưa hợp lý, chưa có quy định về thời hạn, về hạn chế quyền/nghĩa vụ. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần khẳng định lại nguyên tắc quốc tịch của mình hoặc là nguyên tắc 1 quốc tịch có ngoại lệ (mang tính pháp lý hơn là nguyên tắc “mềm dẻo” hay là nguyên tắc đa quốc tịch để nghiên cứu xử lý các vấn đề liên quan và hoàn thiện pháp luật theo định hướng đã lựa chọn.

Chung nhận định việc nguyên tắc 1 quốc tịch “mềm dẻo” là không có tính pháp lý, TS Nguyễn Thị Thuận khẳng định, đây thực chất là 2 quốc tịch và thực tiễn phát sinh rất nhiều người có 2 quốc tịch. Từ xu hướng đa quốc tịch đang phát triển trên thế giới, bà Thuận cho rằng đến lúc Việt Nam phải theo, nhưng theo đến đâu, mức độ như thế nào thì cần tính toán, cân nhắc bởi nguyên tắc 1 quốc tịch hay 2 quốc tịch đều có mặt thuận, nghịch của chúng. Nguyên Cục trưởng Cục Con nuôi Vũ Đức Long cũng kỳ vọng nguyên tắc quốc tịch tới đây sẽ được sửa đổi thành đa quốc tịch, không hẳn chỉ vì hội nhập mà còn là để không tạo ra “khoảng mờ” do việc giải quyết các vấn đề quốc tịch không có đủ trình tự, thủ tục.

Thay đổi phải tính đến “sức khỏe” của thể chế và bộ máy

Ngược lại, nguyên Phó Giám đốc Học viện Tư pháp Lê Mai Anh phân tích, việc thay đổi nguyên tắc quốc tịch phải xuất phát từ năng lực của bộ máy nhà nước và việc thay đổi này sẽ ảnh hưởng không ít các quy định khác có liên quan từ cư trú, dân sự, hình sự... Nguyên tắc quốc tịch nào cũng phải bảo đảm tốt quyền lợi của người dân và phù hợp với “sức khỏe” thể chế, bộ máy của chúng ta. Bà Mai Anh đề xuất giữ nguyên tắc hiện nay và có quy định hướng dẫn cụ thể để tăng cường hiệu quả thực hiện. “Những vướng mắc vừa qua không phải từ quy định của Luật, nguyên tắc 2 hay đa quốc tịch không phải là phép màu làm thay đổi thực trạng hiện nay. Hơn nữa, trên thế giới đều tồn tại 2 trường phái là 1 quốc tịch và 2 hoặc đa quốc tịch và không phải nước nào cũng chuyển sang 2 và đa quốc tịch” - bà Mai Anh lý giải.

Đại diện Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) cho biết, qua công tác quản lý cư trú, nổi lên một số vướng mắc như công dân Việt kiều Campuchia một số nước khác (chủ yếu là thế hệ F1, F2) hiện giờ quay về Việt Nam mong muốn được xác định quốc tịch song hầu hết họ không còn giấy tờ chứng minh hay nhiều phụ nữ Việt Nam lấy chồng Trung Quốc mang con lai hồi hương... thường khó khăn trong xác định quốc tịch. Để giải quyết vướng mắc này, vị đại diện cho rằng nên đề ra giải pháp quản lý để mang lại lợi ích tốt nhất.

Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực Nguyễn Công Khanh quan niệm, việc xác định quốc tịch là then chốt nhưng có thực trạng là chúng ta quản lý còn lỏng lẻo nên ông Khanh tán thành phải tăng cường quản lý. Thời gian tới, nếu tiếp tục ghi nhận nguyên tắc “mềm dẻo”, theo ông Khanh, cần quy định rõ quyền, nghĩa vụ của người đồng thời có 2 quốc tịch. “Nên chăng có thể quy định ngành nghề được hay không được 2 quốc tịch, như đã là công chức, công an, quân đội... thì dứt khoát chỉ 1 quốc tịch” - ông Khanh gợi ý.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Diễn biến sự việc thép HRC bị đề nghị điều tra chống bán phá giá: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) yêu cầu bổ sung hồ sơ

HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép… (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Mới đây, như PLVN đã có bài phản ánh, sau khi một số DN đưa ra ý kiến cần điều tra chống bán phá giá (CBPG) với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam; thì một số DN sản xuất tôn mạ, ống thép lại không đồng ý với đề nghị này, vì cho rằng nhu cầu liên tục tăng trong khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng được.

Mâu thuẫn quanh chuyện chuyển nhượng vốn góp tại Cty nước sạch Bạch Đằng: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương sẽ mời các bên đến làm việc

Mâu thuẫn quanh chuyện chuyển nhượng vốn góp tại Cty nước sạch Bạch Đằng: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương sẽ mời các bên đến làm việc
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị gặp khó khi chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Chỉ có thông tin người cha trên Giấy khai sinh có được không?

Cảnh sát lấy lời khai đối tượng Katerynchyk Roman. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Bạn Trần Văn Toán (Hà Nội) hỏi: Tôi và bạn gái quen nhau chưa đăng ký kết hôn thì chúng tôi có con. Hiện nay bạn gái cùng gia đình nhà bạn ấy không chấp nhận, họ đã gửi con tôi vào cô nhi viện. Tôi biết vậy nên đã đến cô nhi viện nhận lại con và dự định sẽ nuôi con. Vậy xin hỏi trong trường hợp này, tôi có thể tự đi làm Giấy khai sinh cho con được không? Thủ tục thực hiện như thế nào?

Sự việc muốn làm thủ tục hành chính, phải qua thôn xác nhận tại Nghệ An: Chủ tịch xã trả lời 'chúng tôi triển khai theo 'lệ làng''

Trụ sở UBND xã Thanh An. (Ảnh: Ngô Toàn)
(PLVN) - Khoảng 1 tháng nay, người dân xã Thanh An (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) nhận được thông báo của trưởng thôn về việc: Khi lên xã thực hiện các thủ tục hành chính phải có xác nhận của trưởng thôn, nếu không sẽ bị tạm dừng giao dịch tại bộ phận một cửa. Điều này khiến nhiều người dân gặp khó khăn trong việc xin các giấy tờ thủ tục, khi lên bộ phận một cửa, rồi lại phải trở về gặp trưởng thôn để xin xác nhận.