Hệ sinh thái Khởi nghiệp: Cần có sự liên kết

(PLO) - Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, hệ sinh thái khởi nghiệp (HSTKN) của Việt Nam đã có đầy đủ các thành phần cho sự phát triển, tuy nhiên, trên thực tế HSTKN còn chưa thực sự phát huy được tiềm năng vì nhiều nguyên nhân, chủ yếu do các chủ thể hỗ trợ khởi nghiệp vẫn đang hoạt động rời rạc mà chưa có sự gắn kết, thiếu các cơ chế để huy động và phát triển các tiềm năng của HSTKN…

Vấn đề được đề cập tại Diễn đàn Khởi nghiệp lần thứ III do Báo Diễn đàn DN tổ chức hôm 9/11.

Khởi nghiệp phải gắn với đổi mới sáng tạo

Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, với cuộc cách mạng 3.0, chúng ta chưa hề có sự chuẩn bị nào, chính vì thế nền kinh tế Việt Nam hay các DN Việt Nam bị tụt hậu xa và mất một thời gian dài nữa mới có thể hoàn thiện cuộc cách mạng công nghiệp 3.0…

“Do vậy, nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là phải tối giảm khoảng cách với nền kinh tế và công nghệ thế giới bằng việc xây dựng, phát triển mạnh đội ngũ DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) biết vận dụng, áp dụng các công nghệ mới, mô hình mới, ý tưởng mới vào trong phát triển sản phẩm, sản xuất kinh doanh của mình” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Ông nhớ lại, năm 2013, bà Thạch Lê Anh, Chủ nhiệm Đề án Thung lũng Silicon Việt Nam có đến gặp Bộ KH&CN bày tỏ quan điểm Việt Nam nhất định phải phát triển khởi nghiệp theo hướng ĐMST chứ không phải khởi nghiệp để mưu sinh một cách đơn thuần. Đất nước phải hướng tới 1 triệu DN là các DN khởi nghiệp nói chung, trong đó có một phần nhỏ là các DN ĐMST. Sau đó Bộ KH&CN đã xây dựng Đề án 844 phát triển khởi nghiệp sáng tạo, có yếu tố sáng tạo để gây khác biệt, nó mau chóng phát triển mở rộng và được sự hỗ trợ của các nhà đầu tư.

Thực tiễn cho thấy, về hoạt động hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp ĐMST có khoảng 30 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, khoảng 20 cơ sở ươm tạo và 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh được thành lập. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã hình thành được một số mạng lưới cố vấn hỗ trợ DN khởi nghiệp như: Mạng lưới hỗ trợ DN nhỏ và vừa (SMEs Mentoring Network), Tổ chức SECO (Thụy Sĩ), Chương trình Đối tác ĐMST Việt Nam - Phần Lan (IPP)…

Từ chính sách đến thực thi

Bà Đỗ Thị Tú Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (sYs) chia sẻ: “Các bạn khởi nghiệp rất cô đơn, không biết đi hướng nào, gặp hai anh “cá mập” thì mỗi người một ý không biết tin ai. Cùng với đó, ở Việt Nam các bạn khởi nghiệp không được đào tạo bài bản, những doanh nhân thành công đã phải tự làm, tự ngã và tự đứng dậy…”.

TS. Nguyễn Trung Dũng – TGĐ Cty BK Holdings cũng cho  rằng các starup của chúng ta đang trong giai đoạn “bơi lội hố tử thần” – giai đoạn rất khó khăn nên cần có tính liên kết trong chu trình từ ươm tạo tới khi khởi nghiệp và Đề án 844 đã đi trúng đích. “Việc giáo dục từ cấp lãnh đạo về ĐMST, tới starup và kể cả các nhà đầu tư thiên thần là điều cần thiết” – ông nhấn mạnh – “Khi có đầy đủ hạt giống tốt và những nhà lãnh đạo tốt thì việc gọi vốn kể cả trong nước và ngoài nước sẽ tốt hơn rất nhiều”.

Chia sẻ về kinh nghiệm từ các nước, Chủ nhiệm Đề án Thung lũng Silicon Việt Nam, bà Lê Anh cho biết, trong tất cả các quốc gia có HSTKN đặc biệt phát triển như Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Anh, Ấn Độ... đều có sự tham gia của Chính phủ và không chỉ với vai trò chính sách mà dưới vai trò nhà đầu tư cho Quỹ.

“Nếu Việt Nam muốn tập trung phát triển Startup để làm đòn bẩy kinh tế, Chính phủ cần tham gia đầu tư trực tiếp để kích thích tăng trưởng về số lượng và chất lượng Startup, đặc biệt là giai đoạn đầu. Đồng thời qua đó thu hút khối tư nhân cùng đầu tư Startup!”- bà Lê Anh đề nghị.

Bà Lê Anh cũng đề xuất giảm 30%- 50% thuế nếu đầu tư vào giai đoạn gieo mầm cho Statup; Không tính thuế trên lãi thu được của những khoản đầu tư Thiên thần kéo dài trên 3 năm; Khoản lỗ từ đầu tư Thiên thần có thể được bù đắp từ các khoản thuế; Đồng thời, thành lập Hiệp hội đầu tư mạo hiểm bởi hiệp hội còn là cầu nối giữa những nhà đầu tư tư nhân với các tổ chức đầu tư mạo hiểm, giúp cho việc lựa chọn đơn vị quản lý danh mục đầu tư được chuẩn xác hơn.

Chuyên gia tư vấn khởi nghiệp –Chủ tịch LP Group, Luật sư Nguyễn Văn Lộc cho rằng, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa có đối tượng hỗ trợ thứ hai là startup, nhưng vướng là khi đã có mô hình, đã khởi động các mô hình, nhưng hiệu quả ra sao vẫn là câu chuyện cần bàn. Ông dẫn chứng: Nếu trong trường hợp Bộ KH&CN  ủng hộ cho Fintech,  các ngân hàng không đồng lòng thì sẽ tạo “nút thắt”.

“Như vậy, khi đã có chính sách rồi thì câu chuyện thực thi phải cao lên. Giả sử Bộ KH&ĐT trải thảm cho DN, nhưng tồn tại rào cản về thuế thì con đường đó cũng không thông suốt và hiệu quả không tức thì…”- Luật sư Lộc lo ngại.

Tin cùng chuyên mục

Các phạm nhân đang đọc kinh sách.

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng

(PLVN) -  Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Đọc thêm

Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ ngày 1/5/2024. (Ảnh minh họa - Nguồn: chinhphu.vn)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản 2012 và Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản 2012.

Sự việc Công ty Đệ Tam chưa được giao đất đã ký hợp đồng 'góp vốn': Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai có văn bản trả lời

Lô đất ông Hà ký hợp đồng “góp vốn” với DETACO, đến nay 16 năm vẫn chưa được nhận đất. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)
(PLVN) - Như PLVN đã có bài phản ánh, Cty CP Đệ Tam (DETACO, trụ sở 2/6 - 2/8, đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM) bị ông Lê Thanh Hà (SN 1953, ngụ đường Thành Thái, phường 14, quận 10, TP HCM) có đơn cho rằng đã “bán thứ mà mình không có”; khi chưa được UBND tỉnh Đồng Nai giao đất nhưng đã ký hợp đồng “góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án”, nội dung khách sẽ “được nhận lại 1 nền đất” tại dự án Khu dân cư (KDC) tại xã Phước An (huyện Nhơn Trạch).

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.