Dùng kích điện đánh bắt thủy sản bị xử phạt thế nào?

Sử dụng kích điện hoặc dòng điện để khai thác thủy sản là hành vi trái pháp luật (Ảnh minh họa)
Sử dụng kích điện hoặc dòng điện để khai thác thủy sản là hành vi trái pháp luật (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Thời gian qua, Báo PLVN nhận được phản ánh của nhiều bạn đọc về tình trạng nhiều người dân mang kích điện đi để đánh bắt cá, lươn chạch sau mỗi cơn mưa, không chỉ đi bộ mà còn ngồi trên thuyền dùng kích đánh bắt cá trên các sông, ngòi, ao hồ rồi “quảng bá” trên mạng. Vậy hành vi này có bị cấm hay không? Cơ quan chức năng nào có thẩm quyền giải quyết?

PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư (LS) Nguyễn Đức Hùng, PGĐ Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn LS TP Hà Nội).

Thưa LS, có được đánh bắt các loại thủy sản bằng kích điện hay không?

- Tình trạng dùng điện lưới, máy xung điện để khai thác thủy hải sản vẫn diễn ra khá phổ biến ở một số nơi. Đây là hành vi rất nguy hiểm, không chỉ có tính hủy diệt, tận diệt, gây ra nhiều hệ lụy tới môi trường mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. 

Do đó, từ ngày 2/1/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản, có nội dung: “Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản ở tất cả các vùng nước”. 

Tiếp đó, Luật Thủy sản năm 2003 và hiện nay là Luật Thủy sản năm 2017 đều có quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng dòng điện, xung điện để khai thác thủy sản. Tại khoản 7 Điều 7 Luật Thủy sản năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2019) quy định nghiêm cấm các hành vi “sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản”.

Như vậy, việc sử dụng kích điện hoặc dòng điện để khai thác thủy sản là hành vi trái pháp luật, đã bị pháp luật nghiêm cấm và sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật. 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng
Luật sư Nguyễn Đức Hùng 

Cụ thể hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào?

- Theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực thủy sản, tại Điều 28 về “vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản” có quy định: Hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá sẽ bị xử phạt tiền từ 3-5 triệu đồng; 

Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản cũng sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng; Hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản sẽ bị xử phạt từ 15-40 triệu đồng; Hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 40-50 triệu đồng. 

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 3-6 tháng.

Bên cạnh đó, hành vi “sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản” cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản” theo Điều 242 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp: “Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng, hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng, hoặc đã bị xử phạt VPHC về một trong các hành vi quy định tại Điều này, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. 

Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50-300 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 6 tháng đến 10 năm tù.  

Với pháp nhân thương mại phạm tội này sẽ có thể phải đối diện với các hình phạt như: Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 5 tỷ; đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm.  

Vậy cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt?  

- Theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, tùy trường hợp mà hành vi vi phạm sẽ thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND các cấp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, lực lượng Công an, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Kiểm ngư; Thanh tra của Sở NN&PTNT hoặc của Chi cục, Tổng cục Thủy sản.

Điều 3 Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định nguyên tắc: “Mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định”; “Việc xử phạt VPHC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định”. 

Tuy nhiên, thực tế có không ít hành vi vi phạm liên quan đến việc dùng điện trong khai thác thủy sản đã không được kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định. 

Xin cảm ơn LS!

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Diễn biến sự việc thép HRC bị đề nghị điều tra chống bán phá giá: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) yêu cầu bổ sung hồ sơ

HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép… (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Mới đây, như PLVN đã có bài phản ánh, sau khi một số DN đưa ra ý kiến cần điều tra chống bán phá giá (CBPG) với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam; thì một số DN sản xuất tôn mạ, ống thép lại không đồng ý với đề nghị này, vì cho rằng nhu cầu liên tục tăng trong khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng được.

Mâu thuẫn quanh chuyện chuyển nhượng vốn góp tại Cty nước sạch Bạch Đằng: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương sẽ mời các bên đến làm việc

Mâu thuẫn quanh chuyện chuyển nhượng vốn góp tại Cty nước sạch Bạch Đằng: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương sẽ mời các bên đến làm việc
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị gặp khó khi chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Chỉ có thông tin người cha trên Giấy khai sinh có được không?

Cảnh sát lấy lời khai đối tượng Katerynchyk Roman. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Bạn Trần Văn Toán (Hà Nội) hỏi: Tôi và bạn gái quen nhau chưa đăng ký kết hôn thì chúng tôi có con. Hiện nay bạn gái cùng gia đình nhà bạn ấy không chấp nhận, họ đã gửi con tôi vào cô nhi viện. Tôi biết vậy nên đã đến cô nhi viện nhận lại con và dự định sẽ nuôi con. Vậy xin hỏi trong trường hợp này, tôi có thể tự đi làm Giấy khai sinh cho con được không? Thủ tục thực hiện như thế nào?

Sự việc muốn làm thủ tục hành chính, phải qua thôn xác nhận tại Nghệ An: Chủ tịch xã trả lời 'chúng tôi triển khai theo 'lệ làng''

Trụ sở UBND xã Thanh An. (Ảnh: Ngô Toàn)
(PLVN) - Khoảng 1 tháng nay, người dân xã Thanh An (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) nhận được thông báo của trưởng thôn về việc: Khi lên xã thực hiện các thủ tục hành chính phải có xác nhận của trưởng thôn, nếu không sẽ bị tạm dừng giao dịch tại bộ phận một cửa. Điều này khiến nhiều người dân gặp khó khăn trong việc xin các giấy tờ thủ tục, khi lên bộ phận một cửa, rồi lại phải trở về gặp trưởng thôn để xin xác nhận.