Đi du lịch – Làm thế nào để không bị mất cắp?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Những vụ trộm nhằm vào khách du lịch với thủ đoạn liều lĩnh, tinh vi xảy ra ở một số địa phương thời gian qua khiến nhiều người phải lo ngại. Vậy làm gì để có những kỳ nghỉ thực sự an toàn, vui vẻ?

Thời điểm tháng 4/2018, Công an quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) nhận được tin từ một số bị hại về việc họ bị mất cắp nhiều tài sản giá trị khi đến Đà Nẵng tham quan, tắm biển. Trong đó có nguồn tin của Nguyễn Thị Cúc, Việt kiều Đức và chồng của mình.

Theo bà Cúc, khi hai vợ chồng bà đang nằm tắm nắng và có để một túi xách bên cạnh nhưng khi tỉnh dậy thì chiếc túi đã không cánh mà bay. Tuy nhiên, từ những thông tin ít ỏi bị hại cung cấp, khó tìm ra manh mối kẻ đạo chích.

Với quyết tâm cao độ, công an quận Ngũ Hành Sơn đã nhanh chóng vào cuộc. Các mũi trinh sát chia nhau khắp các bãi biển, theo dõi các đối tượng tình nghi. Và chỉ sau 24h đã nhanh chóng bắt giữ đối tượng Trương Quốc Duy, trú P. Hòa Hiệp Nam, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng khi đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của du khách trên bãi biển. Tại cơ quan công an, Duy đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Trong bộ dạng ninja, mũ bảo hiểm kín đầu, đeo khẩu trang, mang áo khoác, đối tượng Duy thường dùng xe máy chạy dọc bãi biển Sơn Trà, chờ khách du lịch sơ hở, không để ý là ra tay trộm đồ rồi lên xe tẩu thoát. Không chỉ trộm cắp tại khu vực bãi biển của quận Ngũ Hành Sơn mà Duy còn thực hiện nhiều vụ khác trên địa bàn Q. Sơn Trà.

Duy khai từ ngày 24/3 đến 9/4/2018 đã thực hiện 8 vụ trộm tài sản của du khách để tài sản trên bờ trong lúc tắm biển, dạo biển. Số tài sản Duy trộm được gồm 600.000 won , gần 9 triệu đồng và 500 USD, 5 điện thoại, 1 iPad, 2 đồng hồ... với tổng trị giá gần 100 triệu đồng.

Hồi cuối tháng 8 năm ngoái, Công an huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cũng từng phá thành công vụ trộm xảy ra tại một khu Rerort. Từ nguồn tin báo tại khu Resort, thuộc tổ dân phố 2, thị trấn Tam Đảo, kẻ gian đã đột nhập vào các phòng của khách du lịch nghỉ tại đây với trị giá tài sản khoảng 20 triệu đồng, bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an huyện đã bắt các đối tượng Trần Văn Hiền (20 tuổi), trú tại huyện Tam Đảo; Dương Văn Toàn (26 tuổi), Lưu Văn Dũng (26 tuổi), Lưu Văn Quý Sáu (25 tuổi) và Lưu Quý Dậu (20 tuổi), cùng trú tại huyện Bình Xuyên. 

Qua đấu tranh khai thác, các đối tượng khai nhận đã đến khu resort bằng xe máy, sau đó giấu xe máy vào bụi cây ven đường rồi men theo rừng tre xuống khu resort và trèo qua ban công đột nhập vào các phòng trộm cắp tài sản.

Các tên trộm ở khu Resort
Các tên trộm ở khu Resort

Nhóm đối tượng đã 2 lần đột nhập vào khu Resort để trộm cắp tài sản của khách, với số tiền hơn 30 triệu đồng, 500 USD, 2 điện thoại di động. Số tài sản trộm cắp được chúng chia nhau tiêu xài cá nhân và chơi game online.

Tháng 3/2017, Công an thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng đã triệt phá và bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong băng nhóm chuyên đột nhập các nhà nghỉ, khách sạn tại Đà Lạt để lấy tài sản của du khách. Các đối tượng bị bắt gồm Vương Xuân Minh (sinh năm 1991), Vương Văn Hiếu (sinh năm 1993) và Lê Đức Dậu (sinh năm 1993), cùng tạm trú tại đường Lữ Gia, phường 9, Đà Lạt.

Theo Cơ quan điều tra, các đối tượng trên không có nghề nghiệp ổn định và thường xuyên cùng nhau thực hiện các vụ trộm tại nhà nghỉ, khách sạn tại Đà Lạt. Thủ đoạn mà băng nhóm trên thực hiện là ban ngày thường lui tới các nhà nghỉ và khách sạn để thăm dò, đến đêm mới bắt đầu đem hung khí đột nhập vào phòng của du khách lấy trộm tài sản. Tổng tài sản mà băng nhóm trên đã lấy trộm của du khách vào khoảng 200 triệu đồng. 

Rất nhiều vụ trộm xảy ra trong quá trình đi du lịch khiến nhiều người bất an. Du khách có thể bị mất cắp khi để đồ trên bãi biển, khi đi tham quan, hoặc tại chính khách sạn mình lưu trú….Thủ đoạn của bọn trộm cắp rất tinh vi, xảo quyệt, thậm chí khi bị phát hiện chúng còn chống trả, gây thương tích cho bị hại. 

“Cẩn tắc vô áy náy”, tránh việc trở thành nạn nhân của đạo chích, không có cách nào hơn là tự mỗi người khi đi du lịch cần đề cao ý thức cảnh giác. Cảnh giác từ khâu di chuyển tại nhà ga, sân bay, bến tàu…vì đây là mảnh đất khá “màu mỡ” để đạo chích thực hiện những phi vụ trộm cắp.

Nếu đi du lịch theo đoàn, cần bố trí đan xen để các thành viên trong đoàn có thể kiểm soát lẫn nhau, tránh tạo sơ hở để đạo chích hoạt động.

Ở địa điểm du lịch, du khách cũng nên chọn những khách sạn có an ninh tốt, tránh lưu trú ở những nơi xô bồ, người ra vào không có kiểm soát, cơ sở vật chất không đảm bảo. Bởi, những vụ trộm thường xảy ra ở những khách sạn nhà nghỉ không có kiểm soát an ninh, phòng ốc xập xệ, dễ đột nhập.

Tuy nhiên, cũng không loại trừ những nơi sang trọng cũng có thể làm mồi cho đạo chích (như vụ việc ở resort) nói trên. Vì thế, du khách nên tự có biện pháp bảo quản tài sản cho mình, nhất là các tài sản có giá trị.

Quá trình di chuyển, tham quan hay tham gia các hoạt động giải trí là những nơi đông người, du khách thường sơ hở cũng là cơ hội cho các đạo chích ra tay. Thường ở những nơi này, thời gian hành nghề của đạo chích chỉ tính bằng giây nên nhiều người, khi mất hết tài sản vẫn bàng hoàng không biết mất lúc nào. Do vậy, cẩn thận ở mọi lúc, mọi nơi vẫn là phương án an toàn để có chuyến du lịch vui vẻ.

Ngoài việc du khách tự bảo vệ tài sản của mình thì vấn đề lớn hơn là chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng cần làm tốt công tác quản lý các dịch vụ du lịch; tăng cường công tác thanh kiểm tra; đầu tư xứng đáng về nguồn lực cho đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đề cao cảnh giác cho người dân. 

Tin cùng chuyên mục

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.