Bị tái nghiện sau khi ra tù, bắt quả tang cầm trên tay 0,143 gr ma túy có bị kết án nữa không?

Bị tái nghiện sau khi ra tù, bắt quả tang cầm trên tay 0,143 gr ma túy có bị kết án nữa không?
(PLO) - Con trai tôi vì nghiện ma túy đã bị bắt đi tù 2 năm. Sau khi về do vẫn tái nghiện nên cầm trên tay có 0,143 gr Heroin mà đã bị Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) xử đi tù 7 năm ? Trong khi pháp luật quy định rõ chỉ bắt đi tù những can phạm cầm trên tay từ 02 gram trở lên? Tôi đã từng kháng cáo nhưng Toà vẫn y án. (bạn đọc Trình Đình Tú – Đống Đa, Hà Nội hỏi).

 Ý kiến của Hãng Luật TGS LawFirm:

Theo như lời bác trình bày thì con trai bác đã nghiện ma túy và bị bắt đi tù 2 năm. Sau khi về, con bác vẫn tái nghiện và bị công an bắt khi đang cầm trên tay 0,143 gr ma túy.

Căn cứ theo Điều 249 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy:

“1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a)    Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b)    Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

c)    Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

d)    Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

e)    Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

f)     Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

g)    Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

h)    Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

i)     Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

 Trường hợp 1:

Như vậy, nếu con bác chỉ tàng trữ trái phép chất ma túy, đã bị kết án 2 năm về tội này và sau khi ra tù vẫn vi phạm thì mức hình phạt cao nhất đối với tội danh này là 5 năm tù. Và cũng theo điểm c khoản 1 điều 251 thì chỉ cần cầm 0,1 gram trở lên đối với Heroin cũng sẽ phải chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 5 năm đối với tội danh này.

Tuy nhiên, nếu trong quá trình điều tra, con bác cầm ma túy còn nhằm mục đích để mua bán trái phép thì có thể chịu mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù theo Khoản 1 Điều 251 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội mua bán trái phép chất ma túy:

“1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm ...”

Trường hợp 2:

Thời điểm con bác bị bắt và bị kết án là thời điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) chưa có hiệu lực (01/01/2018) và Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009 vẫn đang còn hiệu lực. Như vậy, quy định pháp luật được áp dụng trong trường hợp này là khoản 1 Điều 194 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy:

“1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”.

Theo quy định trên, khung hình phạt có thể áp dụng đối với con bác là từ 2 đến 7 năm tù. Vì thế, việc Tòa án quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) hoàn toàn có thể áp dụng mức hình phạt là 7 năm và không trái với quy định pháp luật.

Đọc thêm

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.