Bé có được quyền thăm gặp cha trong tù?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Chia sẻ với mục Tâm tình, chị Ngọc Mai (ở quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Chồng chị bị bắt tù về tội ma túy nhưng chị vẫn giấu con gái vì thương con, sợ con bị tổn thương.

Thế nhưng gần đây, khi cháu làm bài văn tả về người cha của mình, cháu mong ước được cùng mẹ đi thăm cha, được chụp một bức ảnh có cha có mẹ để cháu giới thiệu với bạn bè thì chị biết con mình đã khôn lớn và hiểu chuyện hơn lâu nay mình vẫn nghĩ. Nay cháu được nghỉ hè, chị quyết định thu xếp để dẫn cháu vào trại giam thăm cha nhưng lại băn khoăn không biết cháu còn nhỏ thế, có được phép đi thăm gặp phạm nhân hay không? Và nhất là nguyện vọng của cháu có được tấm ảnh chụp với cha để mang về khoe bạn bè liệu có được trại giam chấp nhận?  

Về những băn khoăn của chị, Luật sư đã tư vấn như sau: Theo quy định của Luật Thi hành án hình sự, đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm: Những người là thân nhân phạm nhân được thăm gặp phạm nhân gồm: ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Ngoài ra, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác cũng có được phép thăm gặp phạm nhân theo quy định của pháp luật. 

Về Thủ tục thăm gặp phạm nhân: Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ thăm gặp theo mẫu của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Sổ thăm gặp phải được Giám thị trại giam ký, đóng dấu và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận danh sách những người là thân nhân của phạm nhân.  

Trường hợp chưa có Sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập và phải có một trong những giấy tờ sau (trừ người dưới 16 tuổi): Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ thay thế. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được UBND hoặc cơ quan có thẩm quyền nêu trên xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh. Khi đi gặp phạm nhân, phải mang và xuất trình sổ này.

Khi đi thăm gặp phạm nhân phải tuân thủ các quy định về chế độ gặp thân nhân, nhận quà của phạm nhân do Luật Thi hành án hình sự và nội quy trại giam. Lưu ý: Nghiêm cấm phạm nhân sử dụng trực tiếp các giấy tờ có giá, ngoại tệ, tiền mặt mà chỉ được giao dịch bằng hình thức lưu ký và ký sổ do trại giam quản lý chặt chẽ.

Như vậy, cháu bé được phép đi thăm cha trong tù, với điều kiện chị phải làm thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật. Về nguyện vọng cha con cháu được chụp ảnh với nhau chỉ được tiến hành nếu được cán bộ trại giam cho phép. Luật sư tư vấn cho chị một trường hợp có tính khả thi hơn, đó là nếu chồng chị phấn đấu cải tạo tốt, thì sẽ được phép thăm gặp riêng người thân và có thể chụp ảnh trong trang phục bình thường. Bởi vậy, chị hãy cố gắng động viên anh ấy cải tạo tốt, trước mắt phấn đấu để được gặp riêng vợ con, sau nữa là để được giảm mức án, rút ngắn ngày về. 

Đọc thêm

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).