Xây dựng VBPL: Chưa “mở hết cửa” cho người dân

Triển khai lấy ý kiến người dân về Bộ luật dân sự (sửa đổi) tại Bình Định.
Triển khai lấy ý kiến người dân về Bộ luật dân sự (sửa đổi) tại Bình Định.
(PLO) - Theo Bộ Tư pháp, một trong những khâu chưa được thực hiện tốt trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật là việc “lấy ý kiến vào dự thảo văn bản pháp luật”...

Văn bản “chết yểu” vì được lấy ý kiến kiểu… cho có
Mỗi năm, Bộ Tư pháp đều phải “tuýt còi” đối với rất nhiều văn bản dưới luật “có dấu hiệu trái  pháp luật”. Điều đáng nói đây lại chính là những văn bản để hướng dẫn, qui định chi tiết thi hành các định hướng trong các đạo luật, trực tiếp tác động đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân.
Một phần nguyên nhân quan trọng theo nhận định của nhiều chuyên gia pháp lý là do quá trình soạn thảo của không ít văn bản chỉ khép kín giữa các cơ quan soạn thảo và cơ quan ban hành. Bên cạnh đó, do quy trình soạn thảo văn bản liên tịch chưa được quy định rõ ràng nên sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng văn bản liên tịch chưa tốt, “bên nọ “nhìn” bên kia” hoặc không bên nào đoái hoài khiến cho việc ban hành các thông tư liên tịch thường chậm trễ hoặc chỉ chú trọng đến “lợi ích ngành” khiến các qui định khó đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Nhiều trường hợp cơ quan soạn thảo “quên” lấy ý kiến đối với các dự thảo văn bản hoặc công khai việc lấy ý kiến kiểu cho có, mà theo nhận xét của ông Đặng Hoàng Giang, Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng (CECODES) là “lấy ý kiến một chiều”. Nghĩa là, cơ quan soạn thảo “tung” dự thảo văn bản, ai góp ý gì thì tùy, ý kiến nào thuận với cơ quan soạn thảo thì được lưu ý, ý kiến trái chiều sẽ bị lờ đi. Kết quả là những qui định kiểu như cộng điểm cho Bà mẹ Việt nam Anh hùng khi thi đại học, phải bán thịt trong vòng 8 tiếng, đảm bảo nhiệt độ trong nhà hàng bia dưới 30 độ… đã được đưa ra, làm “nổi sóng” dư luận. 
Những văn bản pháp luật (VBPL) bị “trảm” hoặc lập tức phải sửa đổi ngay khi chưa ráo mực vì bị dư luận phản ứng về những qui định chỉ thể hiện ý chí chủ quan của người soạn thảo mà quên đi tính khả thi khi áp vào thực tiễn chỉ vì những người soạn thảo chưa “lắng nghe tiếng nói của cuộc sống” khi soạn thảo các văn bản này.
Thậm chí trên thực tế, nhiều cơ quan soạn thảo đã lấy lý do vì văn bản được soạn thảo theo quy trình rút gọn để bỏ qua bước lấy ý kiến nhân dân hoặc để thời hạn lấy ý kiến rất ngắn, không kịp góp ý, bất chấp đó có phải là văn bản thực sự cấp bách hay không.
Thực tế đã chứng minh, thiếu quan tâm đầy đủ đến việc tạo điều kiện để người dân tham gia vào quá trình xây dựng văn bản đã dẫn đến những hệ lụy không đáng có trong việc thi hành VBPL như vậy. “Nếu có sự tham gia của người dân thì không có những văn bản bị phản đối, sửa đổi, thậm chí  phải bãi bỏ vì thiếu tính khả thi, không phù hợp với thực tiễn” – ông Đặng Hoàng Giang nhận xét. 
Ý kiến góp ý “lọt thỏm” rồi mất dạng
Sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng VBPL  được thể hiện cụ thể qua việc góp ý vào dự thảo VBPL. Đây cũng là yêu cầu trong qui trình xây dựng văn bản để đảm bảo tính khả thi. Song việc lấy ý kiến đang chưa phát huy được tối đa trí tuệ tập thể vào dự thảo văn bản. Rất phổ biến tình trạng dự thảo văn bản được “treo” trên cổng thông tin để lấy ý kiến góp ý lại không phải là bản được cập nhật trong quá trình lấy ý kiến, chỉnh lý.
Người dân và doanh nghiệp vì thiếu thông tin nên ý kiến có thể không đầy đủ hoặc không phản ánh đúng quan điểm thật sự của họ khi góp ý vào dự thảo VBPL. Nên nhiều ý kiến tâm huyết lại không phù hợp với dự thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. Và khi văn bản được ban hành thì người dân và doanh nghiệp trong nhiều trường hợp đã bị bất ngờ khi văn bản được ban hành liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ, chứa đựng những quy định bất lợi mà họ không hề được biết đến trước đó. 
Cùng với đó, chất lượng thảo luận ở tổ và tại hội trường của Quốc hội đối với một số dự án luật, nghị quyết chưa cao, nhiều dự án chưa nhận được ý kiến đa số nên khi thi hành va vấp rất nhiều với thực tiễn, gây khó khăn cho cơ quan thi hành và nhanh chóng phải sửa đổi.
Vì vậy, Dự thảo Luật Ban hành VBPL đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu, định hướng nâng cao tính minh bạch của việc xây dựng VBPL, tăng cường cơ sở khoa học cho việc xây dựng VBPL và quan trọng nhất là “đưa cuộc sống vào chính sách, đưa chính sách vào cuộc sống” với việc tăng  cường sự tham gia của người dân, tổ chức vào quá trình ban hành các VBPL. 
Khoản 1 Điều 5 Dự thảo Luật qui định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền góp ý kiến về đề nghị xây dựng VBPL, dự thảo VBPL và thi hành VBPL”. Dự thảo Luật cũng qui định việc các cơ quan chủ trì soạn thảo các dự thảo trong quá trình soạn thảo phải lấy ý kiến đối với dự thảo của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và cơ quan, tổ chức liên quan, tổng hợp, tiếp thu, giải trình đối với các ý kiến góp ý. Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, Dự thảo Luật qui định rõ phải có bản tổng hợp và tiếp thu giải trình ý kiến góp ý; bản sao ý kiến góp ý (đối với hồ sơ trình thẩm tra).
Đại diện một số tổ chức xã hội cho rằng, với những qui định của Dự thảo Luật mới đề cập được đến “lớp áo ngoài” của việc người dân tham gia quá trình xây dựng VBPL chứ chưa chạm được đến các vấn đề đang ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tổ chức lấy ý kiến người dân, tổ chức trong hoạt  động này. Vì vấn đề quan tâm lớn nhất là yêu cầu “lấy ý kiến rộng rãi của các cá nhân và tổ chức” trong quá trình xây dựng VBPL này sẽ được thực thi như thế nào để các ý kiến góp ý không bị “lọt thỏm” rồi mất dạng vì việc tiếp thu chưa nghiêm túc, thiếu trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức lấy ý kiến. 
Theo ông Nguyễn Ngọc Lâm – nguyên Vụ trưởng Vụ Các tổ chức phi chính  phủ, Bộ Nội vụ, thiếu cơ chế bắt buộc phản hồi ý kiến của người dân góp ý vào dự thảo VBPL đã không khuyến khích được người dân, tổ chức xã hội tích cực góp ý vào các dự thảo. Hơn nữa, nếu thiếu qui định cụ thể về việc phản hồi, tiếp thu các nội dung góp ý sẽ khiến  việc góp ý không có “điểm đến”, khiến người dân cảm thấy ý kiến của mình không được tôn trọng và không khuyến khích được người dân tham gia vào quá trình xây dựng VBPL. Đồng thời, không có những chế tài cần thiết đối với người có trách nhiệm khi vi phạm qui trình, thời hạn lấy ý kiến thì khó đảm bảo việc lấy ý kiến không bị diễn ra một cách hình thức như đối với một số văn bản thời gian qua.
Do đó, ông Phạm Bích San – chuyên gia tư vấn của Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng cường toàn diện của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID/GIG) khuyến nghị xác lập kênh phản hồi sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng VBPL, từ việc góp ý kiến đến việc giám sát hoạt động xây dựng VBPL (thông qua hoạt động cụ thể của các đại biểu dân cử). 

Đọc thêm

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.