Vĩnh Phúc: Chuyển biến tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Vĩnh Phúc: Chuyển biến tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) -Sau 10 năm triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2010-2015 và 2016-2020 trên địa bàn, công tác PBGDPL đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đáng ghi nhận.

Theo đó, nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn, thời gian qua, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành 2 Nghị quyết về công tác PBGDPL đó là: Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND ngày 22/7/2010 của HĐND tỉnh về PBGDPL giai đoạn 2010-2015; Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về tăng cường PBGDPL giai đoạn 2016-2020.

Trong đó quy định rõ kinh phí tỉnh bố trí hàng năm để triển khai các hoạt động PBGDPL trong giai đoạn 2010-2015 là 7.850.000.000 đồng; giai đoạn 2016-2020 kinh phí cấp cho công tác PBGDPL mỗi năm ước tính là 9.700.000.000 đồng. 

Cùng với việc quan tâm bố trí kinh phí, tỉnh luôn quan tâm lựa chọn các cán bộ có nhiệt huyết, trách nhiệm cao để làm công tác PBGDPL phục vụ người dân, đặc biệt là trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân tìm hiểu và chấp hành quy định pháp luật. Nhờ đó, đã tạo được sự đồng thuận giữa người dân với chính quyền, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Qua giám sát và tổng kết, việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên địa bàn, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác PBGDPL đã được chú trọng, thông qua việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và hệ thống loa truyền thanh cơ sở. Qua đó, đã góp phần tích cực giúp cho các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh hiểu được các nội dung cơ bản của Nghị quyết và có nhận thức tốt hơn về công tác PBGDPL.

Công tác chỉ đạo, triển khai PBGDPL được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh thực hiện kịp thời và đồng bộ, hiệu quả. Trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của cấp tỉnh, các địa phương đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết và thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết ở cấp mình. Các ngành Tòa án, Kiếm sát, Công an đã có kế hoạch liên tịch triển khai thực hiện Nghị quyết thông qua tổ chức các phiên tòa lưu động. Đặc biệt, có địa phương, đơn vị đã lồng ghép hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh với thực hiện Nghị quyết của cấp ủy về PBGDPL; lồng ghép việc PBGDPL với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh…

Hình thức PBGDPL đã được thực hiện khá đa dạng, phong phú như: Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng cho đội ngũ Báo cáo viên cấp tỉnh; xây dựng, thực hiện các chuyên mục pháp luật trên Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và truyền hình Vĩnh Phúc; thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở; xây dựng tủ sách, trang bị sách pháp luật ở các cơ quan nhà nước các cấp, ở thôn, tổ dân phố, trường học; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật…

Nội dung PBGDPL đã bám sát tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương, trong đó, đã tập trung phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân như: pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực… Các mục tiêu về tỷ lệ đối tượng được PBGDPL theo Nghị quyết của HĐND tỉnh cơ bản đạt và vượt.

Nhìn chung, qua việc triển khai, thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về công tác PBGDPL, chất lượng, hiệu quả công tác này ngày càng có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân, làm giảm tình trạng khiếu kiện, vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết pháp luật của người dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác PBGDPL trên địa bàn còn một số hạn chế, bất cập như: hình thức PBGDPL tuy đã khá phong phú nhưng chưa thực sự tạo được sự lôi cuốn; việc xây dựng, khai thác tủ sách pháp luật còn hạn chế; đội ngũ báo cáo viên pháp luật tuy đã được kiện toàn song còn mỏng, chất lượng, năng lực còn hạn chế…

Để tiếp tục phát huy vai trò của HĐND tỉnh trong công tác PBGDPL trên địa bàn, cần tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt quy định của Luật PBGDPL và các văn bản liên quan. HĐND các cấp cần căn cứ quy định của Luật PBGDPL để ban hành Nghị quyết về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, phân bổ dự toán ngân sách địa phương cho công tác PBGDPL.

HĐND các cấp tăng cường giám sát chuyên đề về việc thực thi pháp luật và nghị quyết của HĐND tỉnh về PBGDPL trên địa bàn. Nâng cao năng lực của các chủ thể làm công tác PBGDPL, thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của đội ngũ làm công tác này.

Ngoài ra, từ thực tiễn tại địa phương thời gian qua, HĐND tỉnh cũng kiến nghị Chính phủ nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích, đãi ngộ, thu hút đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học tham gia vào công tác PBGDPL. Bộ Tư pháp cần thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm về công tác PBGDPL cho các địa phương. Còn với các cấp ủy Đảng, cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng hiệu quả công tác PBGDPL, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống chính trị được triển khai thực hiện thường xuyên.

Đọc thêm

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.

Tạo điều kiện thuận lợi cho người nhận chăm sóc thay thế, nhận nuôi con nuôi

Quang cảnh cuộc họp
(PLVN) -Chiều 21/3, Bộ Tư pháp tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 5/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.