Viện Pháp y Quốc gia vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Các thế hệ lãnh đạo Viện đón nhận Bằng khen của Chính phủ
Các thế hệ lãnh đạo Viện đón nhận Bằng khen của Chính phủ
(PLO) - Bất kỳ ai quan tâm đến hoạt động giám định pháp y và những kỳ án đều biết đến kỳ án “cha ngoại” ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Kết quả giám định chính xác của Viện Pháp y Quốc gia vào tháng 10/2009 đã góp phần sáng tỏ vụ án mà được nhiều người gọi là “xổ số ADN ” sau một chuỗi 5 lần giám định với các kết quả trái ngược và 6 lần xét xử…
Công lý trở về từ kết quả giám định
Tháng 5/1998, cô bé 15 tuổi Nguyễn Thị Minh Hiếu nói với người thân về việc mình có thai. Cô bé còn chỉ rõ cha của đứa trẻ trong bụng cô là người hàng xóm Nguyễn Thành Trung, khi đó 20 tuổi. Ông Nguyễn Văn Tho (SN 1962), cha ruột của Hiếu làm đơn tố cáo Trung đã hiếp dâm con gái ông dẫn đến mang thai. 
Những tưởng vụ việc sẽ kết thúc khi Nguyễn Thành Trung bị bắt nhưng nào ngờ cũng thời điểm đó lại có một lá đơn khác khẳng định chính ông Tho mới là “tác giả” của cái thai trong bụng Hiếu. Vụ án này đã trải qua 5 lần giám định với các kết quả giám định trái ngược và 6 lần xét xử vẫn chưa tìm ra sự thật. 
Ngày 26/6/2009, vì tính chất phức tạp của vụ án, theo quyết định trưng cầu giám định của Viện trưởng VKSNDTC, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định 2288/QĐ-BYT thành lập Hội đồng Giám định do TS.Vũ Dương – Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia làm Chủ tịch Hội đồng. Ngày 12/10/2009, tại TP.Mỹ Tho, Hội đồng đã tiến hành lấy mẫu giám định ADN đối với ông Tho, cô Hiếu, anh Trung và bé Nguyễn Văn Hai (là con cô Hiếu). 
Kết quả giám định công bố ngày 3/11/2009 và cả mẫu gửi ra nước ngoài đối chiếu đều cho thấy ông Nguyễn Văn Tho chính là cha đẻ đứa trẻ. Một điều nữa liên quan đến những người trong vụ án mà ít ai biết nhưng đã minh chứng cho sự chính xác của kết quả giám định, là anh Nguyễn Thành Trung mắc bệnh vô sinh bẩm sinh, lấy vợ nhiều năm nhưng không có con. 
Trên đây là một ví dụ trong số rất nhiều vụ án mà Viện Pháp y Quốc gia đã hoàn thành xuất sắc công tác giám định nhằm đảm bảo công lý, quyền lợi của người dân và an ninh trật tự xã hội. Ngoài kỳ án “cha ngoại” ở Tiền Giang còn có rất nhiều vụ việc mà Viện Pháp y Quốc gia đã tiến hành giám định được dư luận xã hội quan tâm như: trường hợp xác định nạn nhân trong vụ sập mỏ đá ở Bản Vẽ, vụ sập cầu Cần Thơ; trường hợp bé Phạm Trường Hà bị bắt cóc ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương… 
Đặc biệt, việc giám định tỉ lệ thương tật một vụ án ở Hòa Bình, Viện đã giải oan cho một người vô tội, được Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Tổng cục Cảnh sát đánh giá cao. Ngoài ra, Viện còn thực hiện dự án xác định ADN nhằm tìm lại tên tuổi, thân nhân cho liệt sĩ và gia đình, góp phần tri ân những người đã hy sinh máu xương cho Tổ quốc…
Làm nghề bằng cả trái tim
Rất nhiều người nghĩ rằng, giám định viên pháp y là những người rất lạnh lùng và có phần đáng sợ vì công việc của họ thường xuyên tiếp xúc với án mạng, tử thi, nhưng trên thực tế các giám định viên pháp y của Viện Pháp y Quốc gia là những con người rất cởi mở, thân thiện. Họ chính là những bác sĩ của công lý nên việc “đảm bảo công lý và thượng tôn pháp luật” luôn là mục tiêu tối thượng. Không ít người trong số các giám định viên đã hy sinh hạnh phúc cá nhân, gia đình để giữ nghề và yêu nghề. 
Và đặc biệt, cũng chính vì lòng yêu nghề mãnh liệt mà các giám định viên pháp y khi làm việc đã không chỉ dựa vào những con số, những kết quả thực địa, thí nghiệm… mà còn biết “lắng nghe” những cảm quan nghề nghiệp, kinh nghiệm lâu năm mà chỉ những người say nghề mới có được.
Còn nhớ, vụ án “Hiếp dâm” ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam xảy ra cách đây gần hai chục năm với đối tượng là một ông già ở ngưỡng tuổi “xưa nay hiếm” đã biến một bé gái thành đàn bà khi em mới chỉ vừa 9 tuổi. 
Lúc đó, tại Việt Nam vẫn chưa áp dụng kỹ thuật giám định gen truy nguyên cá thể con người (gọi tắt là ADN) nên để xác định xem đối tượng có phải là bố của đứa trẻ gái do nạn nhân sinh ra hay không, các giám định viên của Tổ chức Giám định y pháp Trung ương (tiền thân của Viện Pháp y Quốc gia hiện nay) đã áp dụng phương pháp thông qua hệ nhóm máu để xác định quy luật di truyền, tiêu bản nhiễm sắc thể, rồi đo nhân trắc học… 
“Nhận thấy thái độ đối tượng chưa thực sự tâm phục, khẩu phục, miễn cưỡng hợp tác nên chúng tôi đã quyết định làm thêm một “test” kiểm tra tâm lý nữa” – một giám định viên từng tham gia giám định vụ việc này kể lại. Lấy lý do chụp ảnh lưu hồ sơ, các giám định viên đã yêu cầu đối tượng bế đứa trẻ. 
Giao đứa trẻ mới vài tháng tuổi vào tay, tuy chẳng nặng gì nhưng các giám định viên thấy toàn thân đối tượng bỗng run bắn lên, người vã đầy mồ hôi. Và trên gương mặt già xọm vì căng thẳng, hai dòng nước mắt từ từ lăn xuống. Từ đó đến lúc ký vào biên bản giám định, đối tượng không nói thêm câu nào nữa. 
Tương tự là lời “tâm sự” gan ruột của giám định viên với ông Nguyễn Văn Tho trong vụ kỳ án ở Tiền Giang nói trên đã khiến đối tượng thức tỉnh lương tâm. Khi giám định viên nói: “Bác ạ, ở đời còn có luật nhân quả mà khó ai có thể cưỡng lại được. Người làm điều ác thì trước sau gì cũng phải đối mặt với điều ác mình gây ra nếu không biết sớm ăn năn, sám hối...”. Ông Tho chỉ biết cúi đầu tâm phục, khẩu phục. 
Vụ kỳ án ở Tiền Giang đã kết thúc với bản án tù 7 năm cho ông Nguyễn Văn Tho mà không một lời kháng cáo (dù rằng khi lấy mẫu, ông Tho hùng hồn tuyên bố mình sẽ được giải oan, thậm chí còn khẳng định tiền bồi thường oan sai sẽ dùng để làm từ thiện).

Đọc thêm

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.