Ưu tiên chọn một số lĩnh vực để giảm chi phí tuân thủ pháp luật

(PLVN) - Chiều 27/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã có buổi làm việc với một số chuyên gia trong và ngoài Bộ để nghe góp ý đối với dự thảo Tài liệu hướng dẫn nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1) được giao tại Nghị quyết số 02/NQ-CP.

Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật Đặng Thanh Sơn cho biết, Báo cáo kinh tế toàn cầu năm 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã xếp hạng chỉ số B1 của Việt Nam tương đối thấp, đạt 3,1/7 điểm, đứng thứ 96/140 nước. Vì vậy, Nghị quyết 02 đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tư pháp chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần về nâng xếp hạng chỉ số B1 lên từ 5 – 10 bậc, năm 2019 ít nhất 2 bậc.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 02, đồng thời khẩn trương xây dựng dự thảo Tài liệu hướng dẫn. Theo Kế hoạch, Cục đã tích cực làm việc với một số cơ quan, đơn vị liên quan để tìm hiểu cách thức đánh giá của WEF, xây dựng bước đầu dự thảo Tài liệu hướng dẫn. Qua đó, Cục được biết năm 2019, WEF sẽ có 3 câu hỏi khảo sát online đối với các doanh nghiệp (DN) là: phản ứng chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế; cơ quan, DN thích nghi với những chính sách có khó khăn hay không; việc DN trả chi phí ngoài quy định PL để đạt được mong muốn trong một số lĩnh vực như xuất nhập khẩu, lợi ích công cộng (điện thoại, điện tín, điện năng), thuế phí có làm tăng chi phí tuân thủ pháp luật không.

Đối với dự thảo Tài liệu hướng dẫn, Cục dự kiến chi phí tuân thủ pháp luật bao gồm: chi phí tuân thủ các yêu cầu của cơ quan nhà nước; chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (TTHC); chi phí rủi ro pháp lý (nếu có); chi phí không chính thức. Đồng thời, dự kiến một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 như tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế; tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng DN; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý, tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ các DN; tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh của DN, thực hiện thanh, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức thực thi và tuân thủ pháp luật; tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC.


 Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, chỉ số B1 có thể hiểu là chỉ số tổng hợp ý kiến cảm nhận (thông qua trả lời câu hỏi khảo sát) về mức độ tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho DN trong tuân thủ những quy định của pháp luật và đây là một chỉ số mới, lần đầu tiên được WEF trong năm 2018. Mặc dù vậy, các chuyên gia đồng tình đánh giá rất cao sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Tư pháp, chuẩn bị dự thảo Tài liệu hướng dẫn rất tốt. 

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Phan Đức Hiếu chia sẻ, chỉ số B1 là chỉ số khó. Chẳng hạn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao về chỉ số Gia nhập thị trường mà nếu sửa đổi quy định pháp luật có thể giảm được vài bước cho DN nhưng chỉ số B1 đòi hỏi sự tổng hợp và đồng ý trước mắt chỉ tập trung giảm chi phí tuân thủ cho DN bởi chỉ số B1 ảnh hưởng cả DN lẫn công dân. Về dự kiến một số chi phí tuân thủ, ông Hiếu băn khoăn với chi phí rủi ro pháp lý và chi phí không chính thức vì sẽ khó có được báo cáo về 2 chi phí này.

Đến từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phó Trưởng ban Pháp chế Phạm Ngọc Thạch cho rằng, dự thảo Tài liệu hướng dẫn cần nêu được chỉ số B1 đánh giá cái gì (ở đây là đánh giá của DN về gánh nặng tuân thủ pháp luật với thang điểm từ 1 – 7 là như thế nào); tại sao chỉ số này liên quan đến năng lực cạnh tranh quốc gia để nhận thức rõ tầm quan trọng của nó; chỉ rõ thông tin thu thập từ đâu. Với một số giải pháp, theo ông Thạch, cần đánh giá mục tiêu, gánh nặng tuân thủ mà DN gặp phải; thúc đẩy sự chia sẻ giữa các cơ quan nhà nước; sẽ cắt giảm chi phí cụ thể nào trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành…

Luật sư Nguyễn Hưng Quang (Văn phòng Luật sư NHQuang và cộng sự) quan niệm, căn cứ cách đánh giá của WEF, Việt Nam có thể tác động để nâng xếp hạng được, bằng cách chọn lĩnh vực ưu tiên có thể nâng được (như thuế vì theo đánh giá của DN năm 2018 lĩnh vực này đã được cải thiện, một số ý kiến đề nghị chọn lĩnh vực công thương hoặc tập trung vào những lĩnh vực mà câu hỏi của WEF đặt ra). Ông Quang cũng gợi ý Bộ Tư pháp cần có kế hoạch hành động ngay cho các đơn vị thuộc Bộ như trong thẩm định có thể chủ động đưa luôn việc đánh giá tuân thủ pháp luật vào các nội dung thẩm định khi xây dựng chính sách, văn bản pháp luật; triển khai trong một số hoạt động của mình như lĩnh vực thi hành án để truyền thông, tạo sự lan tỏa ra bên ngoài. 

Đọc thêm

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.